Cập nhật lúc:
12/27/2011 3:34:25 PM
Ngày 30/11/2011 tại Hà Nội CLB Phụ nữ với tiêu dùng diễn ra kỳ sinh hoạt thứ 4 với chủ đề Luật An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm - Khó khăn & Thuận lợi.
Tại kỳ sinh hoạt này 330 hội viên, đã đến dự để nghe TS Đào Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Casrad đã có bài phát biểu giới thiệu về Luật An toàn vệ sinh thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho hội viên và những thực thi của luật này. Ngoài ra còn có phóng viên kênh truyền hình VTV2 đến đưa tin về hoạt động này cũng như phỏng vấn hôi viên về vấn đề tiêu dùng nói chung và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.
Trong 13 năm qua CLB có nhiều buổi sinh hoạt theo chủ đề với sự tham gia của đại diện trung tâm Casrad, các thương hiệu như: thịt bò mông, hay rau an toàn Hoài Đức, rồi Nếp cái Hoa vàng Kinh môn – Hải Dương,…và nhiều loại rau củ quả đặc sản khác, đó đều là những sản phẩm nông nghiệp an toàn bền vững mà Trung tâm Casrad đã làm trong nhiều năm qua.
Trung tâm Casrad là tên gọi tắt của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, có chức năng nghiên cứu liên ngành nhằm phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng/chuỗi giá trị nông sản bền vững tại các vùng sinh thái. Tư vấn, hợp tác và tham gia đào tạo với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, các ngành hàng nông sản thực phẩm và phát triển vùng nông thôn.
Tiến sỹ Đào Thế Anh cho biết tình trạng mất VSATTP với số vụ và số ca ngộ độc thực phẩm tăng qua các năm, đặc biệt ngộ độc do con người sử dụng hóa chất tăng trên 60 vụ. Năng lực quản lý VSATTP của bộ máy nhà nước …chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu cán bộ, trình độ và trang thiết bị phục vụ nhiệm vụ quản lý chất lượng VSATTP. Pháp lệnh VSATTP số 12/2003/PL-UBTVQH11 ngày 26/7/2003 còn hạn chế và chưa hiệu quả trong quản lý VSATTP (trách nhiệm chồng chéo, còn nhiều lỗ hổng trong xử lý vi phạm…). Luật ATVSTP ra đời nhằm đảm bảo an toàn đến sức khỏe người tiêu dùng; Đảm bảo giá trị dinh dưỡng của sản phẩm cho người sử dụng; Đảm bảo tính kinh tế (không có sự gian lận, lừa dối người tiêu dùng). Kiểm soát quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; Nguyên lý phòng ngừa, nguy cơ gây mất VSATTP; Kiểm soát trong toàn bộ chuỗi (từ trang trại đến bàn ăn); Lấy mẫu kiểm tra phân tích (giám sát và phúc tra).
Luật cũng quy định rõ Quyền của người tiêu dùng thực phẩm; Quyền được biết thông tin trung thực về ATTP, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định pháp luật. Được bồi thường thiệt hại theo qui định do sử dụng sản phẩm không an toàn. Nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm. Tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn về an toàn thực phẩm. Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình sử dụng thực phẩm. Nhiều thong tin khác được TS Đào Thế Anh chia sẻ tại kỳ sinh hoạt thứ 4 của CLB.
Kết thúc kỳ sinh hoạt với nhiều câu hỏi được các hội viên đưa ra với mong muốn diễn giả giải đáp để mỗi người nắm rõ hơn những quyền trách nhiệm của người tiêu dùng sau khi luật an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực. Các câu hỏi của hội viên được diễn giả giải đáp sẽ được đăng trên mục Trao đổi – Hỏi đáp. Độc giả quan tâm xin vui lòng xem chi tiết tại mục Trao đổi - Hỏi đáp.
Vũ Lê