Học cách làm chuồng chăn nuôi heo thịt
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1624
Hôm qua: 978
Tổng số: 8581004
 

 
 

Cập nhật lúc: 3/13/2017 11:15:10 AM
 Chăn nuôi heo thịt là một trong những hình thức phổ biến ở nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu muốn thành công, bên cạnh các yếu tố như giống heo, thức ăn cho heo, việc làm chuồng heo đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là cách thực hiện chi tiết mà các bạn có thể tham khảo.  1. Nền chuồng
Không chỉ riêng với heo mà với hầu hết các loại hình chăn nuôi khác, chuồng nuôi đều phải được xây thông thoáng, với nền cao, sạch sẽ cũng như dễ làm vệ sinh. Bạn nên thiết kế nền chuồng heo cao hơn mặt đất khoảng 20-25 cm, tráng xi măng hơi nhám sẽ vừa giúp dễ vệ sinh lại tránh trơn trượt.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đặt nền chuồng có độ nghiêng 1 – 2% về phía cống thoát, giúp nước chảy nhanh, mau ráo mỗi khi dọn dẹp chuồng.
2. Vách và cửa chuồng
Nếu chăn nuôi lợn thịt với số lượng lớn, giữa các chuồng cần phải có vách ngăn. Vậy lựa chọn vách ngăn với thiết kế như thế nào sao cho hợp lý là điều không phải ai cũng biết.
Để tạo môi trường thông thoáng, bạn hãy sử dụng vách làm từ song sắt với chiều cao từ 0,8 đến 1m. Nếu muốn sử dụng vách bằng gạch, bạn nên để những khe hở để gió có thể luồn qua.
Với vách là như vậy, còn với cửa chuồng thì sao? Bạn nên thiết kế cửa chuồng rộng để thuận lợi cho việc chăn nuôi, nhất là khi đóng mở và di chuyển heo. Ngoài ra, một trong những đặc trưng của heo là có thói quen cắn phá cửa. Vì vậy, chất liệu sắt sẽ là lựa chọn tốt nhất.
3. Diện tích chuồng
Diện tích chuồng chăn nuôi heo thịt có sự thay đổi theo từng thời kỳ sinh trưởng của heo. Vì vậy, để đảm bảo cho heo phát triển tốt nhất, bạn nên thiết kế chuồng hơi rộng để sử dụng lâu dài. Trung bình diện tích dành cho heo thường là 0,8 – 1 m2/con.
Tùy vào quy mô chăn nuôi mà các bạn có thể xây chuồng với số lượng nhiều hay ít. Để tiện lợi cho việc chăm sóc, bạn nên xây dựng 1 dãy chuồng có hành lang và hệ thống mương thoát nước ở phía sau. Tuy nhiên, nếu diện tích đất vuông, bạn có thể thiết kế hai dãy chuồng song song cũng vô cùng hợp lý.
4.  Mái chuồng
Với mái chuồng chăn nuôi heo, bạn nên lựa chọn chất liệu như lá, tranh vừa tiết kiệm chi phí, vừa chống nóng cho heo vào mùa hè. Trong trường hợp sử dụng mái tôn, bạn nên xây cao để giảm sức nóng. Ngoài ra, sử dụng quạt thông gió cũng là lựa chọn hữu hiệu.
5. Hệ thống xử lý phân và nước thải
Cho dù chăn nuôi với quy mô lớn hay nhỏ, bạn cũng cần phải lưu ý đến hệ thống xử lý phân, nước thải để đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho heo, ngăn ngừa sự phát sinh của mầm bệnh.
Tùy theo mục đích sử dụng của gia đình mà bạn có thể xây dựng hầm ủ phân hay ủ khí sinh học (biogas) vừa tạo ra được nguồn phân cho cây trồng lại vừa có được nguồn khí đốt giúp tiết kiệm chi phí hàng ngày.
6. Vật dụng ăn, uống
Vật dụng ăn uống cho heo cũng vô cùng đa dạng và phong phú. Tùy vào quy mô chăn nuôi của gia đình mà các bạn có thể lựa chọn máng lớn hay nhỏ, chất liệu sành hay gỗ.
Với máng uống, bên cạnh sử dụng sản phẩm tương tự như máng ăn, các bạn có thể sử dụng các loại núm uống tự chảy vừa đáp ứng được nhu cầu của heo, vừa tiết kiệm nước. Khi lắp đặt, bạn chỉ cần lưu ý thiết kế núm uống có độ cao từ 25-40 cm so với nền chuồng là được.
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
 
Nội dung
 
Họ và tên
 
Email
 
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che