Cập nhật lúc:
12/20/2012 8:38:31 AM
TS Đinh thị Mỹ Loan- UV BTV Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD VN nhấn mạnh điều đó tại Hội thảo "Vai trò của NTD nữ trong thực thi Pháp luật BV QLNTD" do CLB Người tiêu dùng nữ, phối hợp với Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên EU-Việt nam MUTRAP III, tổ chức tại Hà Nội , ngày 19/11/2010
.
Chi phối trào lưu tiêu dùng
Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy phụ nữ hiện kiểm soát 20.000 tỷ USD chi tiêu hàng năm trên toàn thế giới, và con số này sẽ tăng lên 28.000 tỷ USD vào năm 2014. Dự báo thu nhập của phụ nữ trên toàn cầu sẽ đạt mức 18.000 tỷ USD vào năm 2014, tăng 5.000 tỷ USD so với hiện nay.
Theo bà Vũ Thị Bạch Nga, Trưởng Ban Bảo vệ Người tiêu dùng, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương, phụ nữ chính là những người tạo nên trào lưu tiêu dùng của đất nước.
Trong gia đình, phụ nữ giữ vai trò nội trợ, người nắm giữ và cân đối kinh tế, người đảm nhiệm chính từ những chi tiêu nhỏ nhặt nhất đến những khoản chi tiêu lớn cho sinh hoạt gia đình. Với nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hoá, dịch vụ, phụ nữ cũng đang giữ vai trò trong việc quyết định tiêu dùng của
Vẫn yếu thế
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và thương mại điện tử với những tiện ích mới như bán hàng qua catalogue, qua điện thoại, qua Internet, qua máy bán hàng tự động, giao hàng tận nhà, bán hàng đa cấp…, tập quán, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng nữ đã và đang dần thay đổi.
Tuy nhiên, có một điểm vẫn tồn tại “như xưa” đó là người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng nữ nói riêng ở Việt Nam vẫn chưa ý thức được quyền lợi của mình, luôn yếu thế so với nhà cung cấp bởi không có thông tin, không có tiềm lực kinh tế… và chưa biết cách đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Quyền của người tiêu dùng vẫn bị xâm hại nghiêm trọng ở nhiều mặt dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp.
Trong khi đó, luật pháp còn chồng chéo, khó thực thi. Sự phân cấp trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan tham gia bảo vệ người tiêu dùng dẫn đến tình trạng dễ thì làm, khó thì bỏ, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau.
Với bản chất “phụ nữ Á Đông”, phụ nữ Việt Nam thường rất e ngại chuyện “đấu tranh”, đặc biệt là phải ra pháp đình. Đây chính là một trong những yếu điểm cho những kẻ vi phạm quyền của người tiêu dùng lợi dụng khai thác và thu lợi bất chính.
(Tài chính điện tử)