Tọa đàm Thực thi Pháp luật Bảo vệ Quyền lợi NTD
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1882
Hôm qua: 2469
Tổng số: 8744431
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/9/2012 7:22:26 PM
Ngày 08/5/2012taij Hà Nội, Dự án Hỗ trợ Thương  mại Đa biên giai đoạn III ( EU-VIỆT NAM MUTRAP III ) đã hỗ trợ cho CLB Phụ nữ với tiêu dùng -Hiệp Hội Các nhà bans lẻ VN, tổ chức Tọa đàm Thực thi Pháp luật Bảo vệ QLNTD ( Đối thoại giữa NTD và các Doanh nghiệp bán lẻ VN )
 Chương trình Tọa đàm :
     
1. Bài trình bày "Trách nhiệm của nhà bán lẻ trong thực thi Pháp luật Bảo vệ QLNTD" : TS. Đinh thị Mỹ Loan -PCT, TTK Hiệp Hội Các nhà bán lẻ VN ( AVR )
      2. Tham luận " Một số nhận xét của NTD về thực thi Pháp luật Bảo vệ QLNTD " :  KS. Nguyễn thi Quỳnh Chi- Chủ nhiệm CLB PN với TD
   

   3. Tham luận " Thực thi Luật Bảo vệ NTD nhìn từ góc độ doanh nghiệp"  :  Ô. Nguyễn Tiến Vượng - Phó TGĐ Tổng CTy Thương mại Hà Nội- HAPRO
      4. Tham luận " Thực thi Pháp luật Bảo vệ NTD" : Bà Vũ thị Hậu- Phó TGĐ CTCP Nhất Nam
   Sau khi nghe các bài trình bày, Tọa đàm đã dành thời gian để phát biểu -giao lưu -chia sẻ giữa NTD và diễn giả
   CLB xin giới thiệu Bài Tham luận của Chủ nhiêm CLB Phụ nữ với tiêu dùng
              Tham luận
                                       MỘT SỐ NHẬN XÉT CỦA NTD VỀ THỰC THI  PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NTD -KỲ VỌNG & THỰC TẾ
                                                                                                                                                         Nguyễn thị Quỳnh Chi
                                                                                                                                                       Chủ nhiêm CLB PN & TD

          Kính thưa các quý vị đại biểu
Viêt Nam , từ năm 1999 đã ban hành Pháp Lệnh BV QLNTD và tới năm 2011,đã được thay thế bằng Luật BVQLNTD, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm 2011 .Có thể nói, sự ra đời của Luật, không chỉ là một thành tựu lớn trong xây dưng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của VN , vì BVNTD không phải chỉ sử dụng một hoặc vài văn bản Quy phạm pháp luật cụ thể mà phải sử dụng cả hệ thống pháp luật như : Hiến pháp 1992, Bộ Luật Dân sự (2005), Bộ Luật hình sự (1009), Pháp lệnh quảng cáo (2001) Luật Thương mại (2005), Luật Cạnh tranh (2004), Luật CLSPHH (2007), Luật Quy chuẩn & TCKT (2006), Luật ATTP ( 2010)…., mà còn nâng tầm ,cải thiện pháp luật BV NTD . Và vì vậy ,chúng tôi - những NTD ,rất kỳ vọng Luật được đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất
Song trong thực tế gần 1 năm Luật có hiệu lực, chúng tôi nhận
thấy việc thực thi đúng Luật còn có không ít khó khăn & bất cập
     • Luật chưa đi vào cuộc sống . Luật đã có hiệu lực,nhưngvẫn
chưa ban hành đầy đủ các Nghị Định,các văn bản dưới Luật, hướng dẫn thi hành Luật, chưa có “ chiến dịch phổ biến –tuyên truyền Luật rộng rãi….nên thử hỏi có bao % NTD biết đã có Luât ? nên hầu như Luât chưa đi vào cuộc sống
    • Về đối tượng áp dụng Luật.
Chúng tôi băn khoăn về việc thực thi Luật đối với 2/3 đối tượng : 1) thương nhân & cá nhân hoạt động thương mại độc lập ,thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh, như : buôn bán rong, buôn bán vặt nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định….khi đây là “mô hình hoạt động” đáp ứng cả từ 2 phía cung & cầu ,từ xưa đến nay trong xã hội ta ..vì vậy việc quản lý rất khó khăn, khi Luật quy định họ có trách nhiệm & nghĩa vụ “ ngang tầm” các chủ thể kinh doanh phải thực thi Luật !
2) trách nhiệm QLNN của UBND các cấp về BVQLNTD.
Luật có quy định rất rõ các trách nhiệm.Nhưng trong thực tế, ngay từ khi còn là Pháp lệnh BV QLNTD , hoạt động thực thi này hầu như chỉ có ở cấp UBND tỉnh/ thành phố lớn khi có sự kiên , như ngày NTD 15/3, tháng Hành động vì NTD…..còn ở cấp thấp như UBND xã, phường, thị trấn, ban quản lý chợ…thì hầu như không thể hiện các hành động về trách nhiêm trên trong nhiệm vụ-kế hoạch….mà chúng tôi nghĩ:
- chính các UBND cấp thấp mới là cấp “gần dân nhất, hiểu dân
nhất & đưa Luật vào cuộc sống nhất…., ví dụ như trách nhiệm : tuyên truyền,phổ biến Luật, thanh kiểm tra giải quyết khiếu nại,xử chính lý vi phạm luật…
- chính ở cấp thấp, người dân – NTD mới dễ phát hiện & dễ có
điều kiện để thưc hiện 1/2 trách nhiệm của NTD quy định trong Luật : phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm luật
Vì Vậy,chúng tôi mong sớm có quy định trong văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật và sự chuyển biến tích cực của vai trò của UBND các cấp, nhất là cấp thấp….trong việc thực thi nhiệm vụ quy định trong Luật
     • Về quyền và trách nhiệm của NTD
Vì thời gian không cho phép, tôi chỉ xin đề cập tới 2 quyền mà chúng tôi quan tâm nhất
      1) Về vấn đề khiếu nại, khó khăn khi áp dụng Luât .Đây cũng bao hàm 1/2 trách nhiệm của NTD quy định trong Luật : phát hiên & tố cáo hành vi tiêu cực trên thị trường
-Đa số NTD chưa biết các VP khiếu nại : địa điểm, thời gian, thủ tục …nên cũng tăng thêm tâm lý của NTD Việt vốn ngại khiếu kiện… Vì vậy chúng tôi đề nghị cần có hệ thống & cung cấp thông tin-hướng dẫn về “các VPKN”, đồng thời thành lập các “Nơi tiếp nhận ý kiến NTD”- có địa điểm từ các phường-xã ..rất thuận tiện cho việc đi lại
- Rất khó khiếu nại đ/v SP-HH tiêu dùng hàng ngày,có mệnh gíá nhỏ, nhưng liên quan đến sức khỏe, ATVSTP ..vì khó khăn có chứng cứ (yêu cầu chứng từ- hóa đơn đv người bán không hề dễ dàng…) & vật chứng nguyên vẹn (khi đã mở bao bì mới biết CL..)
      2) Là tiếng nói của NTD, chúng tôi rất quan tâm & tâm đắc tới 1 trong 8 quyền Luật quy định , mà trong Quy định của LHQ vê 8 quyền của NTD không đề cập đến. Đó là quyền : Góp ý với tổ chức, cá nhân KD HH-DV về giá cả, CL HH-DV, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch giữa NTD & tổ chức , cá nhân KD HH-DV.    Nên Thưa quý vị, tại diễn đàn này, tôi muốn đề cập tới : Hệ thống bán lẻ hiên đại. hướng tới BV QLNTD , mà tôi rất nhất trí với 1 tham luân của Vụ Thị trường trong nước –Bộ CT tại 1 hội thảo. Bởi lẽ :
* Sự cần thiêt phát triển các loại hình bán lẻ hiện đại xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu của NTD
- Khi hệ thống bán lẻ hàng hóa trở nên văn minh, hiên đại thì không chỉ các nhà sx/nhập khẩu mà cả NTD cũng được hưởng nhiều lợi ích . Vận doanh với chuỗi các mạng lưới cửa hàng ở khắp nơi đã mở ra kênh phân phối rộng khắp cho các nhà sx/nhập khẩu và y/c cao về CL, lớn về số lượng & đa dạng về mẫu mã-quy cách SPHH khi đưa vào kinh doanh, các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại sẽ kích thích các nhà sx luôn luôn phải đầu tư cải tiến CL, kiểu dáng, mẫu mã….để nâng cao cạnh tranh. Hơn nữa, đa phần với cơ sở hạ tầng khang trang, hiện đại , tiện nghi phục vụ tiên tiến, phong cách thái độ phục vụ văn minh lịch sự …nên tổ chức bán lẻ hiện đại mang lại nhiều lợi ích cho NTD
- Làm thay đổi tích cực thói quen mua sắm, TD của người Việt
Với chiến lược “ bình dân hóa, nội địa hóa và đa dạng hóa” , nhiều siêu thị , các trung tâm mua sắm, các cửa hàng bán lẻ hiên đại đã ngày càng thu hút, lôi cuốn nhiều đối tượng NTD khác nhau đến mua, không chỉ là nơi mua & bán đơn thuần mà còn phục vụ nhu cầu vui chơi, ăn uống, giải trí..và cung cấp 1 số dịch vụ khác cho NTD
* Sự phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ( BLHĐ) thời gian qua đã góp phần hạn chế sự phát triển của chợ cóc, chợ tạm, bán hàng rong….và với những quy định trong hoạt động tạo nguồn & bán hàng , tổ chức BLHĐ đã góp phần tích cực trong việc thực thi các quy định pháp luật về chống hàng nhập lậu, KD hàng giả, đặc biệt là về QLCL-VSATTP, nhất là tham gia trong việc bình ổn giá…ngày càng hiệu quả hơn
* Nhưng theo chúng tôi, vẫn còn nhiều tồn tại & hạn chế :
- Số lương & mật độ cơ sở các loại hình tổ chức BLHĐ ở VN so với các nước còn rất thấp. Thực tế là NTD VN, nhất là ở vùng nông thôn & đô thị nhỏ chưa có nhiều cơ hội & điều kiện tiếp cận để được thụ hưởng rẻ, CL tốt…
- Cách định giá bán ở nhiều cơ sở BLHĐ chưa linh hoạt theo sự biến động của thị trường & thời điểm nhu cầu cao. Phổ mặt hàng còn nghèo nàn, giá bán còn cao ngay cả lúc nông sản đang chính vụ…Việc tìm nhà cung ứng SP-HH hoặc tự chế biến SP ăn sẵn..cho kinh doanh..có nơi còn không đảm bảo AT-CLSP . Có không ít thông tin về hiện tượng một số gian hàng cho thuê trong các ST, TTTM bán hàng với giá quá cao, hàng giả, kém CL, qua hạn sử dụng, loại đồ chơi trẻ em bị cấm
* Vì vậy, chúng tôi nghĩ, vì để phù hợp theo từng phân khúc thị trường & nhu cầu của NTD VN- ở 1 đất nước còn xếp vào loại nghèo trên thế giới & đang phát triển. chúng ta có nên áp dụng các loại hình BLHĐ đã được áp dụng từ lâu & phổ cập ở các nước trên thế giới và cũng là định hướng của Bộ CT. Đó là :
1. Loại hình Siêu thị tổng hợp
2. Loại hình cửa hàng bán giá rẻ, phục vụ đông đảo tầng lớp, đối tương TD với các mặt hàng có CL, giá cả trung bình nhưng thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày
3. Loại hình cửa hàng tiện lợi, phục vụ cho từng khu vực dân cư trong bán kính hẹp ( đi bộ đến cửa hàng trong vòng 5 – 10 phút) với nhu cầu mua sắm nhanh các mặt hàng thiết yếu
4. Loại TT mua sắm hay Cửa hàng Bách hóa phục vụ cho các đối tượng có khả năng mua sắm SP-HH cao cấp, khách du lịch, gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp

          Kính thưa quý vị
Hôm nay, được phát biểu tại Diễn đàn này: thực thi Luật BVQLNTD-đối thoại giữa NTD & các nhà phân phối bán lẻ- Chúng tôi thấy đây một chủ đề rất hay , khi trong giai đoạn hiện nay có thể nói rất khó khăn cho thị trường VN nói riêng & thị trường thế giới nói chung , khi đang tồn tại cơn khủng hoảng kinh tế thế giới , nhiều DN & nhà phân phối bán lẻ VN đang phải vật lộn trong các câu hỏi :tồn tại ? duy trì? phát triển? hay giải thể?.. Còn NTD VN, trong cơn bão giá..đã gặp vô vàn khó khăn trong cuộc sống mưu sinh & tiêu dùng.. khi mà đi chợ cứ như là bị mất cắp
Là tiếng nói của NTD, chúng tôi thấy hơn bao giờ hết,NTD cần phải tự bảo vệ mình trước tiên, phải tỉnh táo, thông minh ,có kiến thức trong TD, nhất là thực thi quyền thứ 3 quy định trong Luật :“lựa chọn HH-DV, tổ chức cá nhân KDHH-DV theo nhu cầu,điều kiện thực tế của mình….” . Đây cũng là 1 quyền mà chỉ có quy định trong Luật VN- rất phù hợp với TD & NTD VN hiện nay ( chứ không quy định trong 8 quyền của LHQ )

Xin cám ơn sự theo dõi của quý vị



Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che