Bấp bênh bán gạo cho Trung Quốc
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 802
Hôm qua: 2422
Tổng số: 8849765
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/26/2014 8:07:23 AM
Trung Quốc đã trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của VN với trên 3 triệu tấn gạo mỗi năm và đang tiếp tục gia tăng gần đây.

Các chuyên gia cảnh báo việc phụ thuộc vào thị trường này là mối hiểm họa mà nhiều ngành nông sản khác của VN đã phải gánh chịu như cao su, dưa hấu, thanh long...

Gần một tháng trước, ông T. - giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu gạo tại An Giang - khá lo lắng trước thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, qua xác minh nước này chỉ siết chặt nhập khẩu chứ không ngưng, do đó công việc xuất khẩu vẫn diễn ra dù khó hơn trước.

Bất chấp rủi ro

Thiếu thương hiệu gạo

Theo TS Hồ Cao Việt, thời gian qua Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn mới chỉ tập trung vào khâu sản xuất giống và kỹ thuật sản xuất, trong khi Bộ Công thương hầu như không có chương trình gì để xúc tiến thương mại gạo. Do đó gạo VN làm ra chủ yếu bán theo chủng loại mà không có thương hiệu.

Các công ty của Mỹ và châu Âu mua hàng trăm ngàn tấn gạo VN về đóng gói bán khắp thế giới với giá cao nhưng người tiêu dùng không biết họ đang ăn gạo của VN.

Theo vị doanh nhân này, doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập khẩu chính ngạch phải đóng phí quota 80 USD/tấn cộng với thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Chẳng hạn gạo 5% tấm VN đang bán là 460 USD/tấn, nếu nhập khẩu đường chính thức thì thuế cộng với tiền quota, giá về đến Trung Quốc sẽ đội lên thêm 160 USD/tấn chưa kể tiền vận chuyển, kho bãi. Do đó, các thương nhân Trung Quốc vẫn chọn cách mua tiểu ngạch vì chênh lệch giá.

Theo giới kinh doanh thì giá gạo nội địa của Trung Quốc không ngừng tăng những năm qua đã thúc đẩy các doanh nhân nước này tìm đến VN bằng mua bán cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch.

Ngược lại, xuất khẩu gạo của VN trong 3-4 năm trở lại đây gặp nhiều khó khăn do các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia, Bangladesh... giảm lượng mua hoặc thay đổi cách mua hàng. Lượng hợp đồng cấp chính phủ từ mức trên 60% tổng lượng gạo xuất khẩu giảm xuống chỉ còn 20% trong khi việc đa dạng hóa thị trường chưa được các doanh nghiệp đầu tư đúng mức.

Bước sang năm 2012, ngành lúa gạo VN đứng trước nguy cơ dư thừa, giá lúa gạo giảm mạnh nên các doanh nghiệp trong nước đã đổ xô xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Lương thực VN (VFA), xuất khẩu gạo VN sang Trung Quốc tăng đột biến từ mức 250.000 tấn năm 2011 lên trên 3 triệu tấn vào năm 2012-2013. Riêng bảy tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của VN với 40% tổng lượng gạo xuất khẩu.

Dù là thị trường dễ tính vì chủ yếu mua gạo cấp thấp nhưng theo các doanh nghiệp xuất khẩu, thị trường này đặc biệt rủi ro ở khâu thanh toán. Các thương nhân Trung Quốc đa số thanh toán theo hình thức trả sau (trả trước khoảng 20% giá trị hợp đồng và trả nốt khi nhận được hàng), do đó nếu họ gặp rủi ro là mất khả năng thanh toán với đối tác VN. “Mua bán tiểu ngạch là buôn lậu ở Trung Quốc nên có nguy cơ bị hải quan và quản lý thị trường bắt cả lô hàng. Khi đó thì đối tác Trung Quốc không có tiền trả cho doanh nhân VN” - ông T. cho hay.

Theo TS Hồ Cao Việt - Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Trung Quốc chủ yếu mua gạo chất lượng thấp qua đường tiểu ngạch nên đầy rủi ro. Cách mua bán này cũng không tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong nước phải đầu tư xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị gia tăng cho hạt gạo. “Khi đó, chỉ cần Trung Quốc ngưng mua là gạo VN không thể đưa đi đâu được như các loại nông sản khác” - ông Việt cảnh báo.

 

Bấp bênh bán gạo cho Trung Quốc (1)

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che