Giá thịt lợn, gia cầm giảm mạnh
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 502
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8885740
 

 
 

Cập nhật lúc: 6/9/2012 8:48:08 PM
Không bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, hộ chăn nuôi và người kinh doanh thịt lợn, gà... vẫn điêu đứng vì giá cùng sức mua giảm mạnh. Nguy cơ khan hàng, tăng giá dịp cuối năm được cảnh báo có thể xảy ra nếu nông dân bỏ đàn.
Sau khi thông tin thịt lợn nhiễm chất siêu tạo nạc dịu xuống, giá mặt hàng này tiếp tục giảm mạnh khiến người chăn nuôi và giới kinh doanh bất ngờ. Cụ thể, tại các tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội,... thịt lợn hơi được bán ở mức 46.000 - 47.000 đồng một cân. Các tỉnh phía Nam, giá chỉ dao động 37.000 - 40.000 đồng mỗi cân, hạ khoảng 5.000 - 6.000 đồng so với tháng trước.
Tại nhiều trại nuôi gà công nghiệp ở miền Bắc hiện nay, giá xuống còn 29.000 đồng mỗi cân, giảm gần 10.000 đồng so với hồi đầu năm. Các loại trứng gà, trứng vịt giảm 300 - 500 đồng mỗi quả.
Ảnh: Xuân Ngọc
Giá thịt lợn giảm mạnh thời gian qua vì sức mua yếu trên thị trường. Ảnh: Xuân Ngọc
Đến ngày xuất chuồng cho gần 150 con lợn nhưng chị Huyền (Văn Giang, Hưng Yên) vẫn chưa tìm đủ nơi tiêu thụ. Hiện, chị còn gần 40 con chưa có thương lái đến mua, trong khi tiếp tục nuôi trong chuồng, tốn thực ăn, đàn heo cũng khó tăng cân.
Chị tâm sự, để có một kg lợn hơi, chị tốn khoảng 43.000 - 47.000 đồng, bao gồm tiền giống, cám, chuồng trại, văcxin. Trong khi đó, giá xuất chuồng hiện chỉ là 46.000 đồng. "Giờ bán lỗ vốn cũng không xong, không dính dịch bệnh, heo lớn đều, tưởng may ai ngờ khó xuất chuồng quá", chị Huyền nói.
Chủ trang trại này băn khoăn không biết có nên tiếp tục dồn tiền đầu tư hay không. Bởi với quy mô gần 2 ha như đang làm, chị không thể chăn nuôi manh mún hay cắt bớt bất cứ công đoạn nào để tiết kiệm như thức ăn, vệ sinh, phòng dịch bệnh... Nhưng nếu nhập giống, cám và thuê người rồi không xuất đàn được thì khoản nợ ngân hàng sắp đến kỳ đáo hạn, chị chưa biết phải xoay sở ra sao.
Giá hạ, khó xuất chuồng, cô Nguyễn Thị Thìn (Thường Tín, Hà Nội) còn đối mặt với nguy cơ bỏ đàn vì cạn vốn, chi phí đầu vào tăng mạnh. Hiện, để có mỗi kg gà thành phẩm, cô phải đầu tư không dưới 32.000 đồng bao gồm tiền giống, thóc, chuồng trại, hệ thống sưởi... Nhưng chỉ bán ra được với giá 29.000 đồng nên mỗi ngày, cô thất thu hơn một triệu đồng dù cả gia đình vẫn phải lao động vất vả.
Theo đó, tại các chợ ở Hà Nội, giá các loại thịt gia súc, gia cầm cũng giảm mạnh. Khảo sát ở chợ Mơ tạm trên phố Kim Ngưu, chợ Cầu Giấy và chợ Nguyễn Công Trứ, mỗi cân thịt lợn có giá từ 90.000 đồng đến 125.000 đồng, tương ứng với thịt ba chỉ, mông sấn hay nạc thăn. Mức giá trên đã hạ 5.000 - 10.000 đồng một kg so với tháng trước. Giá thịt gà công nghiệp khoảng 40.000 - 42.000 đồng mỗi cân. Duy chỉ có thịt bò vẫn giữ ở ngưỡng 180.000 - 230.000 đồng, tùy loại.
Bản thân các tiểu thương cũng bất ngờ vì mức giá này. Trung bình mỗi ngày chị Quỳnh, kinh doanh ở chợ Cầu Giấy, Hà Nội bán được khoảng 90 cân thịt lợn, lãi chưa đầy 200.000 đồng. "Tưởng sau đợt thịt siêu nạc, giá sẽ phục hồi, không ngờ lại giảm tiếp, khách quen cứ đi đâu hết ý", chị ngao ngán.
Một thống kê mới đây của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi cho thấy, hiện giá bán lợn và gà tại các thành phố giảm 30-40% so với tháng đầu năm 2012. Sức mua hạ 50% khiến người chăn nuôi lao đao.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Dương cho biết, sản lượng nông nghiệp, chăn nuôi trong nước năm 2012 "được mùa". Tuy nhiên sức mua kém dẫn đến tình trạng giá thịt lợn, thịt gà... giảm mạnh.
"Năm nay, dịch bệnh được kiểm soát tốt, thời tiết thuận lợi. Năm ngoái, người chăn nuôi có lãi nên nhiều hộ tái đàn, sức sản xuất lớn mà sức mua giảm vì khủng hoảng nên giá hạ", ông Dương nói.
Theo ông, đây là tình trạng chung của toàn ngành kinh tế khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Thêm đó, thời điểm này mọi năm, hoạt động xây dựng, sản xuất tại các công trường, công xưởng nhiều, tỷ lệ người nông dân ra thành phố làm việc lớn nên nhu cầu sử dụng thịt mạnh. Còn năm nay, hàng loạt doanh nghiệp đình đốn, phá sản, người lao động bỏ việc về quê dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ở thành phố giảm đi.
Một nguyên nhân nữa được ông Dương chỉ ra là việc xuất khẩu thịt, gia cầm sang Trung Quốc giảm so với những năm trước vì "nước bạn không thiếu thực phẩm nữa".
Trước những khó khăn đó, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng có khả năng lớn người chăn nuôi bỏ đàn vì không tiêu thụ được hoặc phải bán dưới giá đầu tư dẫn đến thua lỗ. Nếu vấn đề đó không được giải quyết thì cuối năm có thể khan hiếm lương thực, giá trên thị trường lại tăng cao.
Theo ông Dương, mặc dù rất khó khăn song người chăn nuôi nên cố gắng theo đến cùng, bởi đặc thù của sản xuất nông nghiệp là lúc được giá lúc xuống giá. Tuy nhiên, Nhà nước cũng cần tạo điều kiện để nông dân thực sự tiếp cận được vốn vay ưu đãi, tiếp tục kinh doanh trong giai đoạn này, tránh tình trạng khan hàng đẩy giá thực phẩm dịp cuối năm gây bất ổn xã hội.
Xuân Ngọc

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che