Hụt hơi lo bình ổn giá
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 528
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8881122
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/8/2013 1:30:58 PM
Chương trình bình ổn giá thông qua việc cấp vốn từ ngân sách với lãi suất 0% hiện nay đang đi vào lối mòn và ít hiệu quả
Vào thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình bình ổn giá đã triển khai dự trữ, cung ứngmặt hàng bình ổn để tung ra thị trường.
Giá cao vì chờ phê duyệt
Chương trình bình ổn giá được thực hiện thông qua các biện pháp chủ yếu là chính quyền địa phương tạm ứng vốn ngân sách để DN được lựa chọn tham gia chương trình vay với lãi suất 0% hoặc sử dụng ngân sách hỗ trợ lãi suất vốn vay ngân hàng. Về phía DN tham gia bình ổn giá có trách nhiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa bảo đảm số lượng, chất lượng và các điều kiện khác như giá bán hàng bình ổn phải thấp hơn 5%-10% so với giá thị trường.
Theo các chuyên gia, chương trình bình ổn giá theo phương thức dùng tiền ngân sách cho vay lãi suất 0% đã bộc lộ nhiều hạn chế và hiện đang đi vào lối mòn. Một trong những địa phương tiếp tục triển khai bình ổn theo phương thức này là Hà Nội. 
Năm 2013, Hà Nội dành nguồn vốn ngân sách 318 tỉ đồng không tính lãi để tạm ứng cho DN thực hiện bình ổn giá 7 mặt hàng thiết yếu: gạo tẻ, thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, rau củ quả trong thời gian từ tháng 7-2013 đến tháng 4-2014. Ngay thời gian đầu triển khai, giá một số mặt hàng bình ổn trong siêu thị có lúc vẫn cao hơn so với giá bán ngoài chợ, đặc biệt là rau xanh, trứng gia cầm. Đây cũng là một trong những hạn chế lớn của chương trình bình ổn giá tồn tại nhiều năm qua.
Lý giải cho hiện tượng vênh giá, đại diện Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (một trong những DN chủ đạo thực hiện chương trình) cho biết theo quy định, khi điều chỉnh giá phải báo cơ quan quản lý xem xét. Do đó, việc giảm giá hàng bình ổn có độ trễ nhất định, không bắt kịp sức điều chỉnh của giá thị trường. 
Các DN phân phối có nguồn vốn hạn chế, sức mua nhiều mặt hàng bình ổn như thịt tươi, rau củ tại các siêu thịhơn ngoài chợ nên khó quay vòng vốn để tạo chi phí thấp. Một khó khăn khác ảnh hưởng đến hiệu quả của chương trình là các mặt hàng này khó dự trữ, thời gian bảo quản ngắn, nguồn cung phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, tâm lý người tiêu dùng nên nhà cung ứng không nhận tiền đặt cọc hoặc khó thực hiện cam kết trong hợp đồng đã ký.
Tham gia bình ổn giá, nhiều DN kêu lỗ do các mặt hàng dầu ăn, sữa, đường được bán theo giá nhà sản xuất quy định để hưởng hoa hồng. Mức hoa hồng khoảng 3% nhưng giá bình ổn phải thấp hơn thị trường 10%, rất khó thực hiện và có nguy cơ lỗ.
Chưa có đánh giá định lượng
Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, cho rằng chương trình bình ổn giá hầu như chưa để lại ấn tượng trong ý thức tiêu dùng của đa số người dân vì số lượng hàng bình ổn chiếm tỉ trọng quá ít trong tổng lượng hàng hóa cung ứng trên thị trường, cơ cấu hàng hóa chưa hợp lý. 
“Lúc rau xanh, trứng ngoài chợ đắt đỏ; vào siêu thị đã hết rau, hết trứng. Trong khi đó, thịt và thủy hải sản đông lạnh lúc nào cũng đầy ắp trongngười dân lại có thói quen ăn cá tươi, thịt tươi. Như vậy, người dân không còn thói quen mua hàng bình ổn nữa. Muốn bình ổn giá phải có lực lượng hàng hóa áp đảo, chiếm gần 50% tổng nguồn cung” - ông Phú nói.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, chương trình bình ổn giá hiện nay không hiệu quả và làm theo quy trình ngược là hỗ trợ vốn cho khâu lưu thông. Về phía các cơ quan quản lý chưa có đánh giá chính thức tác động của chương trình bình ổn giá đến chỉ số giá tiêu dùng để định lượng hiệu quả của chương trình này trong khi các vi phạm của DN đang làm mất dần ý nghĩa của bình ổn giá. Tại Hà Nội, 6 tháng đầu năm đã kiểm tra 11 DN bình ổn giá năm 2012, xử phạt 95 triệu đồng đối với các vi phạm về niêm yết giá.
TS Ngô Trí Long cho rằng cần thay đổi cách thực hiện theo hướng bình ổn từ gốc là khâu sản xuất, thông qua giải pháp tín dụng, tài chính cho DN sản xuấtvốn rẻ, miễn thuế. Bên cạnh đó, phải xác định nhóm hàng hóa nào cần bình ổn để tập trung nguồn lực, không dàn trải. Đồng thời mở rộng đối tượng tham gia bình ổn giá không nhận hỗ trợ vốn từ ngân sách. Bộ Công Thương cho biết năm 2013, cả nước có 300 DN tham gia bình ổn giá, trong đó có 60 DN không nhận hỗ trợ vốn của Nhà nước.
TP HCM xã hội hóa chương trình bình ổn
Rút kinh nghiệm từ những năm trước, chương trình bình ổn giá tại TP HCM năm 2013 được điều chỉnh theo hướng xã hội hóa: không ứng vốn ngân sách cho DN vay với lãi suất hỗ trợ 0% như trước mà thực hiện kết nối giữa DN với các tổ chức tín dụng, giúp DN tiếp cận nguồn vốn với lãi suất phù hợp (vay ngắn hạn lãi suất 6%, trung và dài hạn 10%). Năm tổ chức tín dụng tham gia chương trình cho DN vay tổng cộng 1.960 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn cho vay ngắn hạn là 860 tỉ đồng, dài hạn là 1.100 tỉ đồng.
Riêng với chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, Sở Công Thương TP HCM cho biết có 28 DN tham gia. Các DN này sản xuất, cung ứng 9 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu cho thị trường: gạo, đường, dầu ăn, thịt gia súc, gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau củ quả và thủy hải sản. Số lượng hàng bình ổn năm 2013 đáp ứng 25%-30% thị phần trong tháng thường và 30%-40% trong tháng Tết. T.Nhân 
Theo Tô Hà
Người lao động

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che