IMF: Việt Nam có thể tăng trưởng 6% năm nay
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 308
Hôm qua: 2738
Tổng số: 8832001
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/6/2016 9:19:00 AM
Nhu cầu bên ngoài yếu, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp sẽ kéo tụt tăng trưởng của Việt Nam năm nay.

Trong bản nhận định vừa công bố, ông Jonathan Dunn - Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam - Lào, và ông John Nelmes - Trưởng đoàn Công tác IMF tại Việt Nam dự báo tăng trưởng GDP giảm xuống 6% năm nay, từ 6,75% năm ngoái.

Nguyên nhân là nhu cầu bên ngoài yếu, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Sang năm 2017, tốc độ tăng trưởng dự kiến​​ lên 6,25%, một phần do đầu tư tăng sau ký kết nhiều hiệp định thương mại.

IMF cho rằng Việt Nam có thể áp dụng nhiều biện pháp để tận dụng tối đa tiềm năng và đối phó với các cú sốc từ bên ngoài. Theo đó, Việt Nam nên củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng, tập trung mở rộng diện nộp thuế, duy trì đầu tư cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, linh hoạt cơ chế tỷ giá, củng cố các công cụ chính sách tiền tệ, đẩy mạnh cải cách ngành ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước sẽ củng cố nền tảng cho phát triển trong trung hạn.

imf-viet-nam-co-the-tang-truong-6-nam-nay

Kinh tế Việt Nam năm nay chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài. Ảnh: Anh Quân

Nhận xét chung về khu vực châu Á, IMF cho rằng các nền kinh tế tại đây đang phải chèo lái trong vùng biển động, phải đối mặt với môi trường toàn cầu bất ổn và nhiều thách thức. Nguyên nhân là kinh tế toàn cầu phục hồi không đồng đều và yếu hơn so với dự kiến. Thêm vào đó, hoạt động thương mại cũng chậm chạp và môi trường tài chính biến động thường xuyên.

Trung Quốc cũng đang chật vật với quá trình cải cách mô hình tăng trưởng. Việc này đã tạo ra nhiều thách thức cho cả nước này và toàn cầu trong trung hạn. Nhiều nền kinh tế Châu Á còn đang phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến thiên tai, bất ổn địa chính trị và chính trị trong nước.

Dù vậy, châu Á vẫn là động lực chính của kinh tế toàn cầu, khi đóng góp hai phần ba tốc độ tăng trưởng cho cả thế giới. Khu vực này cũng có vùng đệm khá an toàn, với thặng dư tài khoản vãng lai, dự trữ quốc tế cao và nhiều khả năng hưởng lợi từ hội nhập kinh tế.

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất của IMF, hoạt động kinh tế trong khu vực đã giảm nhẹ nửa cuối năm 2015 và dự kiến ​​kéo dài trong tương lai gần. GDP châu Á được dự báo tăng 5,3% trong cả hai năm 2016 và 2017, thấp hơn 0,1% so với năm 2015.

Tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế cũng khác nhau. Ở Trung Quốc, GDP dự kiến tăng 6,5% năm nay và 6,2% năm tới. Con số này tại Ấn Độ là 7,5% cho cả 2 năm. Trong khi đó, Nhật Bản có thể tăng trưởng 0,5% năm nay và -0,1% năm tới.

Các rủi ro hiện tại với châu Á là tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến, tài chính bị thắt chặt đột ngột, phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Tuy nhiên, IMF cho rằng theo thời gian, tái cấu trúc sẽ giúp Trung Quốc tăng trưởng mạnh và bền vững hơn. Khi đó, châu Á có thể sẽ hưởng lợi.

Hà Thu

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che