Khi doanh nghiệp bội tín
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1766
Hôm qua: 1475
Tổng số: 8865373
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/16/2014 7:40:48 AM
Một DN hô hào nông dân bỏ luồng, bỏ cây trồng màu chuyển đổi sang trồng mía, đạt mục đích xong là bội tín khiến những người tham gia lâm nợ, khốn khó trăm bề!

Nói một đằng làm một nẻo!

Mặc dù hợp đồng yêu cầu các hộ dân phải trồng và bán mía cho Cty CP đầu tư phát triển Lam Sơn – Bá Thước (Cty Lam Sơn – Bá Thước) liên tục từ 3 - 5 vụ.

Tuy nhiên, ngay từ vụ thu hoạch đầu tiên, Cty này thẳng tay trừ hết tiền nợ đầu tư ban đầu không theo chính sách hỗ trợ đã ghi (thu trong 2 năm) khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần, thiếu vốn tái sản xuất.

Nợ ngập đầu vì mía

Cty Lam Sơn - Bá Thước, đóng tại thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, là Cty con của Cty CP Mía đường Lam Sơn (Lasuco), đóng tại huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa.

Sau khi thành lập (tháng 3/2011) Cty này cử cán bộ phụ trách địa bàn tuyên truyền, vận động người dân 17 xã thuộc huyện Bá Thước chuyển đổi các diện tích đất trồng luồng và cây màu kém hiệu quả sang trồng mía phục vụ sản xuất đường của nhà máy.

Niên vụ đầu tiên (2011-2012) có 300 hộ dân tham gia trồng 140 ha mía; niên vụ 2012-2013 số hộ tham gia tăng lên 1.225 với 1.105 ha (trong đó, 800 ha chuyển đổi từ rừng luồng và 305 ha chuyển từ các cây trồng khác); đến niên vụ 2013-2014 diện tích đạt 1.365 ha với 1.250 hộ tham gia nhưng đến niên vụ này (2014-2015) diện tích giảm xuống còn 1.100 ha với 850 hộ.

Nguyên nhân khiến diện tích mía giảm là do thiếu vốn tái đầu tư; năng suất, chữ đường thấp, nông dân càng làm mía càng nợ đầm đìa.

Anh Dương Đình Chung, thôn Trung Dương, xã Lương Trung (Bá Thước), người đại diện ký hợp đồng trồng mía cho 6 hộ dân trong thôn nói: “Cty Lam Sơn - Bá Thước yêu cầu chúng tôi trồng và bán mía cho họ liên tục 3-5 vụ nhưng mới thu hoạch vụ đầu họ trừ tất tần tật nợ đầu tư thì chúng tôi lấy đâu ra tiền tái sản xuất nữa. Bán mía xong không những hết tiền đầu tư mà còn nợ mấy chục triệu bạc”.

Theo hợp đồng số 52 – HĐ/LS-BT, ký ngày 4/1/2011 giữa Cty và anh Chung, thì các hộ dân trong hợp đồng này có nhiệm vụ trồng 26 ha và cam kết bán mía từ 3-5 vụ cho Cty nhưng vừa đến vụ thu hoạch mía (cuối năm 2012) toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu Cty hỗ trợ đều bị khấu trừ hết nên vụ mía 2012-2013 người dân không còn tiền để tái đầu tư, năng suất sụt giảm, người dân thua lỗ trầm trọng, hộ ít nợ dăm bảy triệu, hộ nhiều lên đến cả mấy chục triệu đồng.

 

Khi doanh nghiệp bội tín (1)

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che