Ma trận thuốc giá rẻ
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1926
Hôm qua: 1930
Tổng số: 8844529
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/2/2014 8:30:50 AM
Dù đến thời điểm hiện tại chưa có những đánh giá cụ thể về chất lượng của những loại thuốc giá rẻ ồ ạt trúng thầu vào bệnh viện nhưng dư luận vẫn hoài nghi trước “cơ chế đấu thầu giá thuốc”.

Cách đấu thầu mới được áp dụng từ cuối năm 2012 thông qua Thông tư 01 và 11 rồi đến Thông tư 37 mới đây đã mở ra một giai đoạn mới trong việc đấu thầu thuốc vào bệnh viện.

Theo cách này, mỗi nhóm thuốc chỉ được xét trúng thầu một mặt hàng đạt kỹ thuật, chất lượng quy định và có giá thấp nhất. Trong quá trình chấm thầu, những mặt hàng đạt tối thiểu 70 điểm sẽ vào vòng đấu giá. Khi đó thuốc nào có giá thấp nhất sẽ trúng.

Rẻ là thắng!

Câu chuyện về thuốc giá rẻ vào bệnh viện bắt đầu khơi mào khi cuối năm 2013, ông Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức lên tiếng trên báo chí về chất lượng thuốc giá rẻ khi trúng thầu vào bệnh viện.

Ông Tiến Quyết nói có đồng nghiệp ở một bệnh viện khác gửi cho ông hai lọ thuốc đều là kháng sinh Ciprofloxacin hàm lượng 200mg/100ml dùng tiêm tĩnh mạch. Nhưng loại thuốc châu Âu sản xuất có giá 80 nghìn đồng/lọ trong khi loại kia là của châu Á sản xuất chỉ 8.000 đồng/lọ.

Ông Tiến Quyết, được báo chí dẫn lời, cho biết về mặt pháp lý cả hai loại thuốc trên đều được cấp phép nhập vào Việt Nam, cùng được chấm thang điểm kỹ thuật trên 70 điểm và dĩ nhiên được dự thầu vào bệnh viện. Giá rẻ sẽ được chọn và tất nhiên loại thuốc 8.000 đồng giành phần thắng.

Ở các bệnh viện khác, người ta cũng phát hiện hàng trăm loại thuốc có “hoàn cảnh” tương tự như ví dụ trên lọt vào bệnh viện qua đấu thầu. Một loại thuốc có hoạt chất ibuprofen 400mg do một công ty lớn tại TPHCM sản xuất cạnh tranh giá vào thầu 540 đồng/viên nhưng một nhà sản xuất đến từ Ấn Độ chỉ tham gia giá 250 đồng/viên và đương nhiên trúng thầu.

Tuy nhiên, khi kê khai giá và các chi phí, nguyên liệu, nhà sản xuất ở TPHCM cho biết để sản xuất ra viên thuốc trên đã mất 530 đồng/viên. Một hoạt chất khác khi tham gia đấu thầu vào một bệnh viện tại Cần Thơ là cetirizine 100mg với giá sản xuất gốc từ một doanh nghiệp lớn trong nước là 164 đồng/viên nhưng khi chào giá thầu 165 đồng/viên vẫn bị “hỏng ăn” vì một công ty nhập thuốc này từ Ấn Độ mời thầu giá chỉ… 80 đồng/viên.

Hay như thuốc Omperazol 20mg có giá gốc 427 đồng/viên vẫn không lọt vào bệnh viện được vì có loại chỉ 275 đồng/viên.

 “Tiền nào của nấy”

Hơn một năm qua, từ ngày ông Quyết đặt nghi vấn về thuốc giá rẻ vào bệnh viện, chất lượng không đảm bảo, ngoài việc người này bị yêu cầu giải trình phải có bằng chứng của Bộ Y tế ra, chẳng có thống kê hay nghiên cứu nào từ ngành chức năng để đánh giá lại chất lượng thuốc trúng thầu.

Một bác sĩ công tác ở một bệnh viện công tại TPHCM nói rằng, thuốc giá rẻ thì chất lượng cũng khó đảm bảo. Lấy ví dụ bị viêm họng, người này chỉ cần dùng một liều kháng sinh được sản xuất ở châu Âu, nguyên liệu cũng từ châu Âu, có giá 20 nghìn đồng trong 5 ngày là sẽ khỏi.

Nhưng nay, dùng thuốc của Ấn Độ hay Trung Quốc có giá 18 nghìn đồng nhưng 10-15 ngày mới lành bệnh?! Theo ông, khi kéo dài thời gian điều trị, sẽ gây khó khăn cho người bệnh, làm bệnh viện thêm quá tải.

Nhiều bác sĩ công tác tại các bệnh viện tuyến cuối ở TPHCM cũng ngao ngán khi buộc phải dùng các loại thuốc giá rẻ, hoặc thuốc thay thế thuốc biệt dược gốc có nguồn gốc từ châu Á để điều trị các bệnh nặng.

Một bệnh nhân ở bệnh viện tại Long An chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi đã điều trị với nhiều loại thuốc kháng sinh ở tuyến dưới không hiệu quả nhưng lên tuyến cuối họ cũng gặp phải tình trạng tương tự: Vẫn phải dùng thuốc kháng sinh giá rẻ như tuyến tỉnh.

Giám đốc một công ty dược trong nước cho biết kháng sinh Cefatriaxone 1g của Trung Quốc trúng thầu vào bệnh viện có giá chưa tới 9.000 đồng/lọ.

Trong khi đó chỉ tính nguyên liệu của châu Âu để sản xuất ra lọ kháng sinh này mất hết 8.000 đồng. “Thêm tiền khấu hao, điện nước, bao bì, lọ thủy tinh và đóng gói mất thêm 6.000 đồng nữa. Như vậy lọ kháng sinh này mất 14.000 đồng.

Điều này cho thấy, chất lượng của kháng sinh châu Âu và Trung Quốc là khác nhau một trời một vực”- người này nói. Ông Lê Văn Đức, giám đốc một công ty chuyên phân phối thuốc tại TPHCM quả quyết: “Thuốc đạt chất lượng hay không đều do nguyên liệu quyết định”.

Ông lấy ví dụ: “Để sản xuất ra kháng sinh, các công ty nhập nguyên liệu Cefoperazon từ Thụy Sĩ về với giá 360 USD/kg, trong khi nguyên liệu này có nguồn gốc từ Trung Quốc chỉ có giá 200 USD/kg”. Vì vậy theo ông Đức, thuốc của Trung Quốc hay Ấn Độ giá rẻ là điều dễ hiểu.

Đồng tình với ông Đức, giám đốc một công ty dược trong nước cho biết: “Chúng tôi mua nguyên liệu Caftazidim từ Pháp về có giá từ 550 USD/kg nhưng phía Trung Quốc và Ấn Độ chỉ chào giá 150 USD/kg. Còn Cafixim mua từ Ý giá 370 USD/kg nhưng Ấn Độ chỉ bán 170 USD/kg.

Nếu cứ lấy nguyên liệu từ các nước Ấn Độ và Trung Quốc để sản xuất thì sao thuốc không rẻ được. Cứ đánh đồng với thuốc châu Âu thì người bệnh sẽ còn thiệt thòi nhiều”.

Thực hiện đấu thầu thuốc theo phương cách mới, các bệnh viện đều cho rằng tiết kiệm được tiền thuốc. Đơn cử như Sở Y tế Quảng Ngãi đã giảm được 28 tỷ đồng, Quảng Ninh giảm khoảng 40 tỷ đồng so với trước và Hà Tĩnh giảm được 32 tỷ đồng…

Quy chế mới trong đấu thầu làm cho nhiều mặt hàng thuốc trúng thầu rẻ một cách đột ngột. Nhiều sở y tế còn cho rằng, những đổi thay này đã làm cho lượng thuốc Việt trúng thầu vào bệnh viện cũng tăng lên từ 20 - 30% so với trước.

 

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che