Cập nhật lúc:
10/15/2014 8:45:11 AM
Chỉ chiếm khoảng 10% thị phần, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đang nỗ lực giành lại thị trường có doanh thu hấp dẫn này.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện có doanh thu khoảng 15.000 tỷ đồng một năm. Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, mức chi của người tiêu dùng Việt Nam cho mỹ phẩm chưa nhiều, bình quân chỉ 4 USD một người mỗi năm, trong khi Thái Lan là 20 USD. Chính điều này khiến thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất tiềm năng cho các hãng khai thác và củng cố sức mạnh.
Khảo sát của Vnexpress.net các thương hiệu mỹ phẩm Việt thường xuất hiện tại chợ, giá cả hết sức đa dạng. Một tiểu thương chợ Trần Hữu Trang (Tân Bình) cho biết: “Tùy theo nhu cầu của khách, mỹ phẩm từ trắng da đến trị nám đều có đủ, với nhiều mức giá phù hợp, từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn”.
Trong khi đó, mỹ phẩm của các công ty đa quốc gia lại độc chiếm các hệ thống siêu thị. Những thương hiệu nổi tiếng của phương Tây và đặc biệt là Hàn Quốc được trưng bày với các gian hàng rộng rãi. Hàng Việt Nam nếu có cũng chỉ được bố trí “khiêm tốn” trong các góc nhỏ của siêu thị và hầu như vắng bóng tại các trung tâm thương mại hạng sang.
Theo Hội Hóa mỹ phẩm TP HCM, Việt Nam hiện có hơn 400 doanh nghiệp và cơ sở hoạt động trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm, nhưng 90% thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài với khoảng 100 nhãn hiệu. Những thương hiệu trong nước được cho là lâu đời và có tên tuổi như Mỹ phẩm Sài Gòn, Thorakao, Lana, Lan Hảo, Đông Á... chỉ trụ được ở phân khúc giá rẻ và xuất khẩu sang một số thị trường lân cận.
Hầu hết mỹ phẩm ngoại đều chiếm lĩnh các trung tâm thương mại.
Bà Lý Nguyễn Lan Phương, Tổng giám đốc Công ty mỹ phẩm Sài Gòn cho biết kênh phân phối của công ty hiện tại chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các chợ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 500.000 chai nước hoa, giá trung bình 60.000 đồng một chai 50ml.
Bà Phương cũng cho biết thêm lượng xuất khẩu qua Campuchia, Lào, Thái Lan... chiếm tới 40% doanh thu. Tuy nhiên, cho đến nay, thương hiệu nước hoa của công ty này vẫn chưa có mặt được tại các trung tâm thương mại, bị xem là một bất lợi, đặc biệt là với dòng sản phẩm làm đẹp.
Tương tự, ông Huỳnh Kỳ Trân, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo - Thorakao cũng cho biết những năm gần đây tăng trưởng của Thorakao tại thị trường trong nước là 30%, nhưng thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực.
Theo bà Nguyễn Kim Thoa, Chủ tịch Hội Hóa mỹ phẩm TP HCM, những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần, vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt đang dần định hình cho mình hướng cạnh tranh rõ ràng hơn.
“Ngoài tận dụng về thế mạnh mùi hương, chúng tôi đã tiến hành sản xuất bao bì mang phong cách hiện đại. Thủy tinh hiện được nhập khẩu từ Pháp để đạt được độ trong cần thiết, nhưng cũng giữ được cái hồn của Việt Nam với kiểu dáng hình các cô gái ở khắp các vùng miền”, bà Lan Phương-Mỹ phẩm Sài Gòn chia sẻ. Đặc biệt, công ty đã nhắm đến các siêu thị tại thành phố lớn để đưa hàng vào, đồng thời mở ra những cửa hàng để trưng bày dòng nước hoa cao cấp hơn.
Còn ông Huỳnh Kỳ Trân thì cho biết, không chỉ công ty ông mà nhiều doanh nghiệp trong nước khác đang nhanh chóng bắt kịp xu hướng ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên. Họ đã nhanh chóng tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại chỗ để phát triển các dòng sản phẩm mới từ nguyên liệu bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết, gừng, chanh, bưởi, dưa leo... hay chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn khoáng, tảo biển Spirulina...
Cuối năm 2013, Công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Tân đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kem trị nám, rửa mặt, kem dưỡng chiết xuất từ tinh chất mủ trôm với dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, công suất 43 triệu sản phẩm một năm.
Ngay cả như Công ty TMTM, sau khi ứng dụng thành công cây Moringa (chùm ngây) vào sản xuất thực phẩm như bánh, mì gói, năm 2013, công ty này tự tin tung ra bộ mỹ phẩm chăm sóc da Moringa thương hiệu Tara cho thị trường trong và ngoài nước.
Mới đây nhất, Công ty dược mỹ phẩm Hoa Thiên Phú cũng đã chính thức gia nhập thị trường mỹ phẩm bằng sản phẩm kem Sắc Ngọc Khang. Đây là doanh nghiệp tiên phong kết hợp bộ đôi viên uống và kem thoa ngoài để tạo kết quả tốt nhất trong chăm sóc da.
Ông Vũ Cao Thăng, Phó tổng giám đốc Công ty cho biết doanh nghiệp này lựa chọn một kênh phân phối riêng biệt, chủ yếu là các nhà thuốc để tăng độ uy tín cho sản phẩm. Theo ông, dù trên thị trường có nhiều sản phẩm trị nám ngoại nhập, nhưng lại ít có mặt tại nhà thuốc để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Ngọc TrầnBà Lý Nguyễn Lan Phương, Tổng giám đốc Công ty mỹ phẩm Sài Gòn cho biết kênh phân phối của công ty hiện tại chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn và các chợ, mỗi năm tiêu thụ khoảng 500.000 chai nước hoa, giá trung bình 60.000 đồng một chai 50ml.
Bà Phương cũng cho biết thêm lượng xuất khẩu qua Campuchia, Lào, Thái Lan... chiếm tới 40% doanh thu. Tuy nhiên, cho đến nay, thương hiệu nước hoa của công ty này vẫn chưa có mặt được tại các trung tâm thương mại, bị xem là một bất lợi, đặc biệt là với dòng sản phẩm làm đẹp.
Tương tự, ông Huỳnh Kỳ Trân, Giám đốc Công ty Mỹ phẩm Lan Hảo - Thorakao cũng cho biết những năm gần đây tăng trưởng của Thorakao tại thị trường trong nước là 30%, nhưng thị trường xuất khẩu vẫn là chủ lực.
Theo bà Nguyễn Kim Thoa, Chủ tịch Hội Hóa mỹ phẩm TP HCM, những năm qua các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đã cố gắng cải tiến công nghệ để phát triển, nhưng do đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên không thể đuổi kịp công nghệ của các tập đoàn lớn. Ở phân khúc hàng cao cấp, mỹ phẩm ngoại chiếm gần hết thị phần, vì công ty nội không có kinh phí đầu tư phát triển sản phẩm, quảng bá thương hiệu.
Khoảng 2-3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt đang dần định hình cho mình hướng cạnh tranh rõ ràng hơn.
“Ngoài tận dụng về thế mạnh mùi hương, chúng tôi đã tiến hành sản xuất bao bì mang phong cách hiện đại. Thủy tinh hiện được nhập khẩu từ Pháp để đạt được độ trong cần thiết, nhưng cũng giữ được cái hồn của Việt Nam với kiểu dáng hình các cô gái ở khắp các vùng miền”, bà Lan Phương-Mỹ phẩm Sài Gòn chia sẻ. Đặc biệt, công ty đã nhắm đến các siêu thị tại thành phố lớn để đưa hàng vào, đồng thời mở ra những cửa hàng để trưng bày dòng nước hoa cao cấp hơn.
Còn ông Huỳnh Kỳ Trân thì cho biết, không chỉ công ty ông mà nhiều doanh nghiệp trong nước khác đang nhanh chóng bắt kịp xu hướng ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên. Họ đã nhanh chóng tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại chỗ để phát triển các dòng sản phẩm mới từ nguyên liệu bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết, gừng, chanh, bưởi, dưa leo... hay chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn khoáng, tảo biển Spirulina...
Cuối năm 2013, Công ty TNHH Công nghệ Vĩnh Tân đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất kem trị nám, rửa mặt, kem dưỡng chiết xuất từ tinh chất mủ trôm với dây chuyền hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, công suất 43 triệu sản phẩm một năm.
Ngay cả như Công ty TMTM, sau khi ứng dụng thành công cây Moringa (chùm ngây) vào sản xuất thực phẩm như bánh, mì gói, năm 2013, công ty này tự tin tung ra bộ mỹ phẩm chăm sóc da Moringa thương hiệu Tara cho thị trường trong và ngoài nước.
Mới đây nhất, Công ty dược mỹ phẩm Hoa Thiên Phú cũng đã chính thức gia nhập thị trường mỹ phẩm bằng sản phẩm kem Sắc Ngọc Khang. Đây là doanh nghiệp tiên phong kết hợp bộ đôi viên uống và kem thoa ngoài để tạo kết quả tốt nhất trong chăm sóc da.
Ông Vũ Cao Thăng, Phó tổng giám đốc Công ty cho biết doanh nghiệp này lựa chọn một kênh phân phối riêng biệt, chủ yếu là các nhà thuốc để tăng độ uy tín cho sản phẩm. Theo ông, dù trên thị trường có nhiều sản phẩm trị nám ngoại nhập, nhưng lại ít có mặt tại nhà thuốc để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Ngọc Trần