Ngành dịch vụ ngấm đòn khủng hoảng (Kỳ 2)
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 719
Hôm qua: 4644
Tổng số: 8885957
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/7/2012 7:03:12 AM
Cũng giống dịch vụ kinh doanh nhà hàng, trong bối cảnh “thắt lưng buộc bụng”, nhiều người tiêu dùng buộc phải từ bỏ sở thích tham quan, mua sắm hàng hiệu tại các trung tâm thương mại (TTTM), cửa hiệu, shop thời trang. Điều này khiến nhiều TTTM sụt giảm doanh thu 20-40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trăm người bán vài người mua
Nhiều chuyên gia nhận định thời điểm hiện tại các TTTM và cửa hiệu thời trang đang đứng trước thách thức lớn bởi sự ảnh hưởng của sức ì kinh tế, mức cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các thương hiệu và sự khắt khe của khách hàng.
TPHCM được coi là một trong những trung tâm mua sắm sầm uất nhất cả nước, vậy mà giờ đây tại nhiều TTTM, cửa hiệu trên đường Nguyễn Trãi, Hùng Vương, Nguyễn Văn Cừ, Lê Văn Sỹ, Cách Mạng Tháng Tám… lượng khách hàng đến thưa thớt, nhiều người đến không vì mục đích mua sắm mà chỉ để tham quan, khảo giá và... tránh nóng. Tình trạng ế ẩm không chỉ xảy ra ở các TTTM mà còn với nhiều cửa hàng, shop thời trang hàng hiệu nhỏ.
Trực tiếp đi mua sắm ở TTTM Zen Plaza (quận 1) vào một buổi trưa, khoảng thời gian mua sắm ưa thích của nhân viên văn phòng và công chức, chúng tôi thấy không khí mua sắm yên ắng, tĩnh lặng, thỉnh thoảng vài ba khách hàng đến xem, tư vấn nhưng không mua.
Một nhân viên tại đây cho biết: “Hôm nay còn thấy vài người đi tham quan, hỏi giá chứ bình thường vắng hoe. Cả tòa nhà “trăm người bán vài người mua”, mà hầu hết là khách đến tham khảo giá”. Còn tại Nowzone Plaza (quận 5), không khí mua sắm cũng không sôi động hơn.
Tại lầu 1, các quầy hàng giới thiệu nhiều chương trình khuyến mại giảm giá, tặng phẩm nhưng không thấy nhiều người đến xem. Các nhân viên bán hàng vì không có khách tới mua sắm nên ngồi đọc sách, nhắn tin điện thoại, túm tụm nói chuyện. Khu vực lầu 2 và lầu 3 cũng trong tình trạng tương tự, chỉ lác đác một hai người thử đồ.
Một khách hàng tại đây cho biết đến TTTM chủ yếu để tham khảo và xem các mẫu thời trang mới, còn chọn mua phải đợi đến dịp lễ. Và tiêu chí thời kinh tế khó khăn là giảm bớt mua sắm tại TTTM, lựa chọn sản phẩm ở các shop để tiết kiệm.
Chị Ngọc Nhi, nhân viên chăm sóc khách hàng một nhãn hiệu thời trang nổi tiếng, cho biết: “Số lượng khách đến TTTM giảm mạnh trong thời gian gần đây. Khách hàng đến chủ yếu vào những ngày cuối tuần, kết hợp tham quan mua sắm luôn, ngày thường rất vắng. TTTM đã có rất nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng nhưng vẫn chưa đạt được kết quả”.
Có nhiều cửa hàng áo quần như Levis, N&M, đồ trang sức cao cấp tung ra những chương trình khuyến mại kéo dài cả năm nhưng vẫn vắng bóng người. Một nhân viên tại quầy hàng mỹ phẩm Thefaceshop cho biết: “Thời gian khoảng 2-3 tháng gần đây, doanh thu tại quầy giảm mạnh.
Lúc trước doanh thu của mỗi nhân viên khoảng 20 triệu đồng/ngày, nhưng giờ đây chỉ còn vài triệu đồng/ngày. Nhiều nhân viên bán hàng không đạt doanh thu nên bị cắt nhiều khoản chi phí, lương, thưởng”.
Các TTTM An Đông, Diamond… cũng trong tình trạng đìu hiu vắng khách, nếu có cũng chỉ là khách qua lại, chủ yếu coi hàng và hỏi giá.
Ngành dịch vụ ngấm đòn khủng hoảng (Kỳ 2), Thị trường - Tiêu dùng, trung tam thuong mai, shop thoi trang, cua hieu, doanh thu, mua sam, khuyen mai, bao
Chương trình sale off tại Zen Plaza
Cứu vãn tình thế
Để thu hút khách hàng quay lại tham quan, mua sắm, nhiều cửa hàng liên tục tung ra các chương trình khuyến mại như: giảm giá 10-50%, thanh lý toàn bộ sản phẩm, bán hàng tồn kho, “mua 2 tặng 1”, “mua 1 tặng 1”… Nhiều biển hiệu khuyến mại được thiết kế độc đáo, bắt mắt kích thích người mua, thậm chí còn có cả tình trạng chèo kéo quá khích ở một số shop thời trang trên đường Nguyễn Trãi (quận 5).
Đa phần chương trình giảm giá theo kiểu “thích là giảm” chỉ mong bán được hàng “được đồng nào hay đồng đó” để chi trả tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên và các chi phí liên quan.
Tại một gian hàng bán túi xách và bóp da thời trang đang có chương trình giảm giá 30-50% ở Zen Plaza, chị Kim - một khách hàng - chia sẻ: “Giá cả các sản phẩm thời trang cao cấp tại đây tương đối cao. Cái bóp da này mặc dù đã giảm 30-50% nhưng vẫn đến vài triệu đồng. Đây là mức giá khá cao đối với thu nhập bình quân của dân văn phòng nên tôi đang lưỡng lự, chưa quyết định mua”.
Theo một khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam mua hàng khuyến mại nhiều nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó 87% lượng người thường xuyên mua hàng khuyến mại so với mức trung bình 68% của khu vực, 56% người tiêu dùng tích cực "săn" hàng khuyến mại khi đi mua sắm so với khu vực là 38%.
Kết quả trên là động lực để các TTTM cao cấp liên tục tung ra những chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng và trông chờ sự khởi sắc của thị trường. Tuy nhiên, một số khách hàng phản ánh dù mặt bằng giá sản phẩm giảm và có chương trình khuyến mại hấp dẫn nhưng nếu chất lượng và mẫu mã không đẹp, không thời trang cũng không thu hút người mua.
Nhiều khách hàng truyền nhau những “bí kíp” khi mua hàng khuyến mại ở các TTTM cao cấp để tránh mua phải hàng cũ, hàng lỗi mốt hoặc tồn kho. Vì vậy, các cửa hàng thời trang cần chú trọng chất lượng sản phẩm nhằm chinh phục và giữ chân khách hàng bối cảnh khó khăn.
Sài Gòn đầu tư tài chính
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che