Người Trung Quốc cũng ngại hàng 'Made in China'
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 1754
Hôm qua: 1745
Tổng số: 8928757
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/22/2016 8:42:45 AM

Nhìn qua những loại táo bày bán trong một siêu thị khá hiện đại, Elise Qian (Trung Quốc) để ý nhiều đến xuất xứ, hơn là giá cả, chủng loại và hình dáng.

Cô thích mua thực phẩm nhập khẩu từ Australia, Nhật Bản và Mỹ. Còn hàng Trung Quốc thì không đáng tin. "Có quá nhiều scandal rồi. Cả nước và đất ở đây cũng ô nhiễm nữa", cô cho biết. Tại Thượng Hải, những sản phẩm từ New Zealand, Australia, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) được bày bán khắp nơi.

Người Trung Quốc rất lo lắng về vấn đề ô nhiễm đất. Từ scandal sữa nhiễm melamine năm 2008 khiến 6 trẻ em thiệt mạng và hơn 54.000 trẻ khác nhập viện, họ đã lo ngại về thực phẩm sản xuất trong nước. Hàng loạt scandal sau đó - từ mỳ chứa phẩm màu công nghiệp đến thịt mèo, thịt chuột giả làm thịt thỏ, thịt cừu - càng khiến mối lo này tăng lên.

Hồi tháng 5, giới chức Trung Quốc đã lên kế hoạch cải tạo 90% số đất ô nhiễm trong vòng 4 năm tới. Trong một nghiên cứu năm 2014, 19% đất canh tác tại nước này nhiễm các chất độc như cadmium, nickel và asen. Chúng có thể gây ung thư và dị tật bẩm sinh.

nguoi-trung-quoc-cung-ngai-hang-made-in-china

Một khách hàng đang xem hoa quả nhập khẩu tại siêu thị ở Thượng Hải. Ảnh: Nikkei

Dù vậy, kể cả nếu chiến dịch 300 tỷ NDT (45,2 tỷ USD) này thành công, niềm tin người tiêu dùng vẫn rất khó lấy lại. Ada Kong - Giám đốc chiến dịch chất độc tại Đông Á, thuộc Tổ chức Hòa bình Xanh cho biết: "Người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là thực phẩm bẩn, và đâu là thực phẩm sạch". Họ cho rằng hàng nhập khẩu an toàn và có chất lượng tốt hơn.

Năm 2000, Trung Quốc đóng góp 3,3% nhập khẩu nông nghiệp toàn cầu, theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng đến năm 2014, con số này đã tăng lên 9,1%.

Xuất khẩu nông phẩm từ Mỹ vào Trung Quốc đã tăng hơn 200% trong thập kỷ qua, lên 20,2 tỷ USD năm ngoái. Các mặt hàng phổ biến là sản phẩm trồng tại vườn, như táo, đậu tương, hạnh nhân hay cam quýt.

Còn với Australia, Trung Quốc hiện đã là đối tác nhập khẩu lớn nhất về nông - lâm - hải sản. Giai đoạn 2014 - 2015, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này lên tới 6,95 tỷ USD. Xuất khẩu từ châu Âu vào Trung Quốc năm ngoái cũng tăng gần 40% so với năm trước đó. Thịt lợn, hoa quả và ngũ cốc là các mặt hàng phổ biến.

James Roy - nhà phân tích thị trường tại China Market Research Group cho biết nhà giàu Trung Quốc luôn ưu tiên hàng nhập khẩu hơn nội địa. Thương hiệu giờ không còn là vấn đề quan trọng nữa, mà là xuất xứ. Thương hiệu nào cũng được, miễn là của nước ngoài.

Chính phủ các nước đang khuyến khích các hãng tận dụng nhu cầu này. Cao ủy Liên minh châu Âu về Nông nghiệp - Phil Hogan cho biết khoảng 3 triệu người châu Âu đang phụ thuộc trực tiếp vào xuất khẩu sang Trung Quốc, chủ yếu trong ngành nông nghiệp.

Tỷ phú Australia - Andrew Forrest đã nhìn ra cơ hội này từ lâu, và thành lập ASA100 - nhóm chuyên trách quảng bá thực phẩm Australia tại Trung Quốc, sau khi gặp Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường năm 2014. Tháng 4 năm nay, ASA100 thông báo đã đạt thỏa thuận thành lập khu vực thương mại tự do cho nông phẩm nhập khẩu từ Australia tại thành phố Ninh Ba - gần Thượng Hải.

Xu hướng trên cũng có lợi cho các hãng nhập khẩu trong nước, như FruitDay. Hãng này chủ yếu bán đồ Mỹ, New Zealand và Chile. Doanh thu của họ năm 2014 đã tăng gấp đôi, lên 500 triệu NDT. Năm ngoái, họ còn nhận được 60 triệu USD tiền đầu tư từ JD.com - hãng thương mại điện tử lớn nhì Trung Quốc.

Fred Gale - nhà kinh tế học cấp cao tại Bộ Nông nghiệp Mỹ nhận xét nhu cầu nhập khẩu không thể hạ nhiệt sớm. "Các chuỗi siêu thị và nhà hàng đang dần cải thiện. Dĩ nhiên, thỉnh thoảng họ sẽ mắc sai lầm. Nhưng vấn đề này phải giải quyết từ từ, và nó có thể gây áp lực lên các nhà cung cấp", ông nói và cho biết Mỹ cũng từng gặp vấn đề tương tự. "Chúng tôi mất hơn 100 năm mới giải quyết được. Trung Quốc cần gây dựng hệ thống để tạo dựng niềm tin. Và điều này sẽ mất thời gian đấy".

Còn hiện tại, những người tiêu dùng rủng rỉnh hầu bao như Qian vẫn bài trừ hàng trong nước. "Trông thì cũng được đấy. Nhưng tôi chẳng biết chúng có an toàn hay không", cô nói.

Hà Thu (theo Nikkei)

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che