Nợ nần bao vây ngành cá tra
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 4164
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8884758
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/23/2012 5:13:36 PM
Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra vừa phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên, bong bóng nợ mới thật sự là mối đe dọa tương lai của ngành chế biến cá tra.
 
Nợ nần bao vây ngành cá tra

Hàng loạt doanh nghiệp (DN) chế biến cá tra vừa phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu. Tuy nhiên, bong bóng nợ mới thật sự là mối đe dọa tương lai của ngành chế biến cá tra.

Ông Dương Ngọc Minh - phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) - đã khuyến cáo như vậy. Ông Minh nói: “Ngành cá tra hiện nay đang mắc căn bệnh nặng nhất là “nợ”. Người nuôi cá nợ nhà máy thức ăn, nợ ngân hàng, nợ bên ngoài. Nhà máy chế biến thức ăn và chế biến cá tra nợ ngân hàng.

DN “chết”, không trả nợ được nên ngân hàng chỉ ôm số liệu chứ không có tiền. Ngân hàng không cho vay tiếp, cả người nuôi và DN đều khó. Nợ cứ chồng nợ không lối ra. Mặc dù chưa cơ quan nào công bố số liệu chính xác nhưng theo chúng tôi nắm thì khoảng 50% DN chế biến thật sự đã “chết”, 40% DN hoạt động cầm chừng”.

 

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2011 các ngân hàng đã cho ngành sản xuất, chế biến cá tra vay khoảng 18.000 tỉ đồng, trong đó nhiều nhất là Cần Thơ, kế đến là An Giang và Đồng Tháp.


Thế nhưng trong năm 2011, Cần Thơ chỉ xuất khẩu được 250 triệu USD (tương đương 5.000 tỉ đồng), trong khi vay ngân hàng đến 7.000 tỉ đồng, chưa kể nợ thức ăn và nợ dân bên ngoài. Vậy 2.000 tỉ đồng vốn đó đi đâu, DN có đưa vào bất động sản hay bị “đứt” vốn? Năm 2012 tình hình càng khó khăn hơn, nên khó mà nói DN làm ăn có lãi để bù đắp cho năm 2011.


Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp... cũng vậy. Bong bóng nợ đang rất căng, sẽ vỡ tung nếu không có giải pháp hữu hiệu để cứu nó.

* Đâu là nguyên nhân của tình trạng này, thưa ông?

- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là lãi vay quá cao, rồi giá nhân công, giá xăng dầu và điện nước cũng liên tục tăng, chưa kể lạm phát khiến đồng tiền bị mất giá...

Do đó, chi phí chế biến cá bị đẩy tăng vọt, từ mức giá thành sản xuất cá 9.000 đồng/kg trong năm 2011 lên 14.000-15.000 đồng/kg hiện nay. Người nuôi cá cũng lâm vào tình cảnh tương tự khi chi phí lãi vay, thức ăn cho cá, nhân công tăng... trong khi cá sản xuất ra không phải lúc nào cũng bán được giá, thậm chí có thời điểm bán lỗ.

* Hàng loạt nhà máy chế biến cá tra vừa đóng cửa do thiếu nguyên liệu, trong khi cách nay vài tháng dân kêu bán cá nhưng không ai mua. Vì sao có nghịch lý này, thưa ông?

- Có một thực tế là thời gian qua chúng ta nuôi cá tràn lan, theo kiểu mạnh ai nấy làm, không có định hướng thả nuôi lúc nào để không dội chợ. Do đó có thời điểm nhà máy tiêu thụ không hết, giá cá giảm, dân thua lỗ thì bỏ ao không nuôi nữa. Hậu quả là bây giờ nhà máy cần thì không có nguyên liệu nên bắt buộc phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.

Đây là chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” vì thường xuyên diễn ra. Nguyên nhân là do chúng ta quy hoạch không tốt. Chúng tôi nói mãi chuyện quy hoạch vùng sản xuất cá tra nhưng chẳng ai làm.

* Nhưng chính các DN cũng mạnh ai nấy làm mới dẫn đến những hệ lụy như hiện nay?

- Đúng là có trách nhiệm của không ít DN, đặc biệt là những DN xuất khẩu cá nhưng không có cả nhà máy chế biến chứ chưa nói đến vùng nguyên liệu. Hiện vùng ĐBSCL có 70 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, công suất khoảng 2 triệu tấn nhưng thực tế vùng nguyên liệu chỉ khoảng 1,3 triệu tấn/năm.

Các nhà máy hoạt động chưa tới 50% công suất. Thậm chí nhiều DN chỉ hoạt động 20-30% công suất. Trong khi đó, chúng ta có tới 300 DN tham gia xuất khẩu cá tra mà không có nhà máy chế biến. Các DN này chỉ mua bán làm rối loạn thị trường, trong khi tỉ trọng xuất khẩu của họ chỉ khoảng 4%.

 

Nợ nần bao vây ngành cá tra (1)

Ông Dương Ngọc Minh - Ảnh: V.TR.

* Liệu có phương thuốc nào phục hồi ngành chế biến cá tra đang “hấp hối” như ông nói?

- Theo tôi, cần tái cơ cấu ngành chế biến và xuất khẩu cá tra, trong đó ngân hàng phải hành động ngay. Thứ nhất, DN nào đã “chết” thật sự thì ngân hàng phải cho phá sản càng sớm càng tốt. Thứ hai là những DN nào có khả năng sản xuất, xuất khẩu và quản lý tốt, có thị trường tốt nhưng đang gặp khó khăn về vốn thì ngân hàng nên bơm vốn cho họ trên cơ sở “chọn mặt gửi vàng”.

Ngoài ra, ngân hàng mua lại cổ phần DN phá sản, tham gia làm cổ đông lớn như trường hợp Công ty Bình An. Các địa phương cũng phải quy hoạch vùng sản xuất cá tra và giám sát kỹ quy hoạch, không để dân nuôi tràn lan như vừa qua.

Theo Vân Trường

Tuổi trẻ

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che