Nokia - bài học về một tượng đài công nghệ bị sụp đổ
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2139
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8880469
 

 
 

Cập nhật lúc: 11/12/2013 8:35:55 AM
Chỉ 5 năm sau khi không còn thống trị ngành công nghiệp điện thoại di động, Nokia đã trở thành một bài học kinh doanh đáng giá cho các nhà lãnh đạo trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi.

Câu chuyện của Nokia, một hãng điện thoại đang phải đối mặt thời kỳ khó khăn để tái cấu trúc, là một tấm gương kinh doanh điển hình về sự năng động, sẵn sàng đối đầu nguy cơ cao, xem trọng và đánh giá cao nguồn nhân lực cũng như luôn đi đầu trong lĩnh vực công nghệ hàng tiêu dùng.

Các chuyên gia phân tích cho biết, sự suy giảm nhanh chóng dẫn đến kết cục là phải bán ngành hàng điện thoại di động cho Microsoft với giá 7,2 tỷ USD phần lớn là do Nokia phát triển bành trướng một cách quá nhanh chóng và ban lãnh đạo của hãng quá “say” trên chiến thắng.

Nokia-3629-1384151466.jpg

Nokia, biểu tượng một thời của ngành công nghiệp điện thoại di động.

Nhìn lại sau nhiều năm iPhone của Apple thống trị, khó có ai lại có thể quên rằng Nokia từng trải qua thời kỳ hoàng kim vào năm 2007 khi chiếm hơn 50% thị trường smartphone thời kỳ đầu trên toàn thế giới.

Petri Rouvinen, một nhà phân tích của hãng ETLA, cho rằng, Nokia đã trở nên quá ngạo mạn và kết quả là họ đã chậm chạp trong việc phản ứng với những thay đổi trong thế giới xung quanh.

Công nghệ của iPhone đã mở ra một hướng đi mới cho ngành kinh doanh điện thoại di động. Nó cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt đúng thời cơ trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, đặc biệt là phân khúc ngành hàng công nghệ cao. Nhận định này không chỉ đúng với chiếc điện thoại iPhone trang bị màn hình cảm ứng lúc đó đang trở thành một xu hướng thời trang trên toàn cầu, mà còn đúng với cả nền tảng hệ điều hành với nhiều ứng dụng trả tiền vốn là một phát minh tạo ra dòng doanh thu mới cho Apple.

Khi hệ điều hành Android của Google bắt đầu “cất cánh” vào năm 2009, rõ ràng các nhà sản xuất điện thoại di động đã bị mất ưu thế và để cho các hãng cung cấp phần mềm nền tảng quản lý toàn bộ doanh thu từ việc bán ứng dụng cho người dùng.

Bình luận về việc này, ông Rouvinen cho biết, kể từ năm 2007, các lĩnh vực như viễn thông, tiêu dùng điện tử và điện toán không còn là những ngành riêng biệt nữa. Giờ đây chúng chỉ được biết đến như là một ngành công nghiệp kỹ thuật số duy nhất. Và đó cũng chính là nơi mà Apple vượt lên tất cả để dẫn đầu, mang đến cho người dùng những thay đổi về phần cứng cùng với phần mềm đúng thời điểm.

Nhà tư vấn Tero Kuittinen của hãng Alekstra cho rằng, nếu Apple đóng cửa sau khi mảng kinh doanh PC bị thua lỗ nặng nề hồi năm 2000 thì họ có lẽ chẳng bao giờ trình làng được những sản phẩm như iPod và iPad thời nay.

Stephen-Elop-6480-1384151466.jpg

Đương kim CEO Stephen Elop của Nokia tại một sự kiện giới thiệu sản phẩm mới gần đây.

Thật ra, ban lãnh đạo của Nokia đã nhận thức về cuộc cách mạng kỹ thuật số sắp diễn ra ngay từ thời kỳ đầu. Nhưng trong một cuốn sách gần đây, cựu CEO Nokia Jorma Ollila cho biết hãng đã đạt đỉnh quá sớm và đã đầu tư mạnh vào công nghệ smartphone ngay cả khi các hãng cung cấp mạng chưa sẵn sàng để cung cấp các dịch vụ. Các nhà phân tích cho rằng, Nokia đã phải trải qua một nền văn hóa chịu nhiều ảnh hưởng từ ông Ollila trong suốt 14 năm trời mà ông này nắm quyền cho đến năm 2006.

Theo ông Kuittinen, trong thời kỳ chuyển đổi, lãnh đạo của hãng điện thoại này đúng ra phải có những chuyên gia thật sự trong ngành chứ không phải là những nhà điều hành ngẫu nhiên. Ông này cũng cho rằng, xung quanh CEO Ollila thời đó chỉ là những kẻ nịnh hót và không có khả năng để giải quyết những thách thức về phần mềm.

Nokia vẫn tiếp tục phát triển hệ điều hành Symbian của riêng họ nhưng quá chậm chạp trong việc giới thiệu các tính năng cảm ứng trên nền tảng này. Năm 2010, hãng đã hợp tác với Intel để phát triển một nền tảng di động khác nhưng đã bỏ rơi dự án này sau đó một năm, và đã quay sang làm việc với Microsoft về một nền tảng Windows di động mới.

NSN-6433-1384151467.jpg

Trụ sở của Nokia ở Phần Lan với biểu tượng bộ phận NSN.

Nokia cũng là một ví dụ điển hình về mô hình nhiều chủ sở hữu của ngành công nghiệp hàng hóa tiêu dùng công nghệ cao, bên cạnh các “tấm gương” đi trước khác như Ericsson, Motorola, Sony hay BlackBerry.

Các hãng công nghệ đều từng phải trải qua những thời kỳ khó khăn và hầu hết đều sẽ chọn giải pháp bán bớt cổ phần để tái tập trung khả năng kinh doanh của họ. Còn nhớ lại thời kỳ viễn thông di động bùng nổ vào những năm đầu thập kỷ 1990, Nokia từng bán các bộ phận kinh doanh khác để tập trung vào lĩnh vực thiết bị di động và mạng.

Tính đến cuối năm 2012, Nokia có tổng cộng khoảng hơn 100.000 nhân viên tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước đây, bên cạnh việc sản xuất điện thoại di động và các thiết bị cầm tay khác, Nokia còn cung cấp các dịch vụ như ứng dụng, game, nhạc, tin nhắn, bản đồ số... Ngoài ra, họ cũng sở hữu công ty con chuyên cung cấp thiết bị và dịch vụ mạng viễn thông. Với việc bộ phận thiết bị về tay Microsoft, Nokia chỉ còn là một công ty nhỏ gồm ba mảng chính là NSN (cơ sở hạ tầng mạng), HERE (bản đồ), nghiên cứu phát triển công nghệ tiên tiến Advanced Technologies. Giờ đây, Nokia đã có thể tập trung vào những mảng kinh doanh còn lại của họ.

Đánh giá xếp hạng từ tổ chức Moody gần đây cho thấy, Nokia đã bước đầu hồi phục và dần lấy lại doanh số, đạt được mức doanh thu cần thiết và khắc phục từ từ tình trạnh kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tổ chức này cũng thêm rằng trong một bối cảnh nhiều thay đổi như hiện nay Nokia sẽ không dễ dàng để đạt lại vị trí “xuất chúng” trên thị trường ngành công nghiệp di động như trước.

Huy Thắng
Ảnh: AFP

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che