Quản giá xăng dầu kiểu nửa vời
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 4378
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8884972
 

 
 

Cập nhật lúc: 8/30/2012 12:16:47 PM
Hơn một tháng qua, người tiêu dùng choáng váng bởi liên tục bị xăng dầu "đánh” vào hầu bao. Tính từ 20-7 đến nay xăng dầu đã thực hiện 4 lần tăng giá.
 
Hơn một tháng qua, người tiêu dùng choáng váng bởi liên tục bị xăng dầu "đánh” vào hầu bao. Tính từ 20-7 đến nay xăng dầu đã thực hiện 4 lần tăng giá.
Với mức giá xăng dầu hiện nay, PGS. TS Nguyễn Văn Trình, Phó Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh) khẳng định, giá xăng trong nước cao hơn so với mức sống của người dân. 
 
Ông phân tích kỹ, giá xăng của Mỹ cao hơn một chút nhưng thu nhập bình quân đầu người là trên 40.000 USD/người/năm (Việt Nam ở mức 1.000USD/người/năm); Singapore, giá xăng cũng chỉ hơn Việt Nam một ít mà thu nhập bình quân của họ khoảng 33.000 USD/người/năm. Như vậy là, người tiêu dùng trong nước đang phải oằn lưng "cõng” giá xăng dầu.
 
Xăng dầu liên tục tăng giá khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thất vọng về cái gọi là ưu tiên số một trong quản lý giá cả của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đối với mặt hàng xăng dầu, điện khi ông mới nhận chức. 

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã tạo được sự an tâm và hy vọng cho cộng đồng xã hội vào việc điều hành và quản lý giá xăng dầu với câu nói chắc nịch: "Doanh nghiệp đừng có dọa Nhà nước”. Nhiều người dân ấn tượng khi nghe Bộ trưởng Vương Đình Huệ đề cập đến việc cần phải tăng cường kiểm tra lỗ - lãi của các doanh nghiệp độc quyền, minh bạch giá cả. Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. 

Tuy nhiên trên thực tế, người tiêu dùng nhìn thấy sự quyết liệt chỉ mang tính tức thời vì đến nay vẫn dường như vẫn chưa có chính sách căn cơ để quản lý tối ưu giá cả xăng dầu. Đến thời điểm này, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, các doanh nghiệp xăng dầu đang lũng đoạn thị trường giá cả trong khi đó, Bộ Tài chính lại quản lý giá kiểu "nửa vời”. 

Cụ thể, cuối tháng 6 vừa qua, Bộ Tài chính đã cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được điều chỉnh giá bán theo Nghị định 84 (thực hiện theo cơ chế thị trường) sau khi đăng ký giá với Bộ. 

Kết quả, chỉ trong vòng hơn một tháng các doanh nghiệp đầu mối đã đồng loạt tăng giá bốn lần, với mức tăng tổng cộng là 3.000 đồng/lít (xăng A92). Doanh nghiệp liên tục tăng giá, Bộ Tài chính ra văn bản nhắc nhở doanh nghiệp phải tính toán giá xăng dầu trên cơ sở dự trữ lưu thông 30 ngày (thay vì 10 ngày như doanh nghiệp tính). Kết quả của việc ra văn bản nhắc nhở là xăng dầu vẫn cứ tăng giá kéo theo hàng loạt mặt hàng và dịnh vụ khác tăng theo.
 
Để cho việc tăng giá được sự đồng thuận chia sẻ của cộng đồng, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) khẳng định, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ vì giá bán lẻ các sản phẩm xăng dầu đều thấp hơn giá cơ sở. 
 
Cụ thể, giá bán lẻ xăng A92 thấp hơn giá cơ sở 625 đồng/lít, diesel thấp hơn 317 đồng/lít, dầu hỏa thấp hơn 458 đồng/lít, dầu ma dút thấp hơn 74 đồng/lít. Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, đợt tăng giá lần này Bộ chỉ cho phép doanh nghiệp tăng tối đa 700 đồng/lít, tương đương với 50% - "mức lẽ ra phải tăng” để không gây sốc cho nền kinh tế. 

Mỗi lần tăng giá xăng dầu thì ngành xăng dầu và Cục Quản lý Giá đều cho là hợp lý, rằng căn cứ vào giá cả xăng dầu thế giới. Hơn nữa, các công ty xăng dầu cũng tăng đúng quy định mới của Cục Quản lý Giá là cứ 10 ngày tăng 1 lần và 1 lần tăng không quá 7%. Nhiều ý kiến cho rằng quy định tăng giá không quá 7%, 10 ngày có thể điều chỉnh một lần là bất cập vì vô hình trung, Nhà nước đã "mở đường” để cho doanh nghiệp "làm giá” xăng dầu quá thoải mái trước nỗi lo của người tiêu dùng và bao ngành sản xuất khác.
 
Vấn đề mà người tiêu dùng mong mỏi hiện nay là Nhà nước cần thay đổi chính sách quản lý giá xăng dầu bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và cả cộng đồng. 
 
Việc tăng giá bao nhiêu, khi nào, Nhà nước có giảm thuế hay không… chỉ là câu chuyện nhỏ lẻ. Vấn đề căn cơ nhất là cần có sự thay đổi mau chóng cách thức điều hành thị trường xăng dầu và quản lý giá xăng dầu hiện nay, tạo sự cạnh tranh thực sự giữa các doanh nghiệp. Như vậy, chỉ khi nào cơ chế thị trường thật sự được vận hành đúng nghĩa, xóa bỏ độc quyền thì giá xăng dầu mới tăng, giảm hợp lý, có lợi cho người tiêu dùng.
 
Theo Thanh Giang
Đại Đoàn Kết
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che