Quốc hội bàn chuyện bội chi vỡ kế hoạch, GDP tăng trưởng thấp
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2199
Hôm qua: 3209
Tổng số: 8880529
 

 
 

Cập nhật lúc: 10/31/2013 7:05:04 AM
Sáng nay Quốc hội bước vào ngày thảo luận đầu tiên tại hội trường về tình hình kinh tế với những vấn đề dự kiến nóng như doanh nghiệp vẫn khó khăn, tăng trưởng thấp và lần đầu tiên trong nhiều năm hụt thu ngân sách.

Theo chương trình làm việc, Quốc hội sẽ dành một ngày rưỡi (cả ngày 31/10 và sáng 1/11) để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2014 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2011-2015).

Báo cáo của Chính phủ được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày trước Quốc hội đầu kỳ cho biết, năm 2013 trong số 15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra, có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch như lạm phát được kiềm kế, tỷ lệ nhập siêu ở mức thấp. Nhóm không đạt kế hoạch đều tập trung vào các chỉ tiêu quan trọng như tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP.

quoc-hoi-3616-1383151246.jpg

Quốc hội bước vào phiên thảo luận đầu tiên về tình hình kinh tế. Ảnh: Tiến Dũng

Tốc độ tăng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước đạt 5,4%, thấp hơn kế hoạch đã điều chỉnh. Một số ý kiến cho rằng kinh tế vẫn trong giai đoạn khó khăn, tiếp tục phải đối mặt với áp lực lớn trong ngắn hạn và chưa thể trở lại quỹ đạo tăng trưởng nhanh trong 1-2 năm tới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm 2011-2013 dự kiến chỉ đạt 5,6% một năm, thấp nhất trong 13 năm.

Kinh tế vẫn rất khó khăn, tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ, không phát sinh số thuế phải nộp cao hơn so với các năm trước khiến cân đối ngân sách trở nên đáng báo động trong năm nay. Theo báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách, năm 2013 ngân sách ước hụt thu khoảng 63.630 tỷ đồng. "Sau nhiều năm vượt thu, đây là năm đầu tiên số thu ngân sách cả năm ước không đạt dự toán", cơ quan này nhận định.

Hụt thu lớn mà vẫn cần vốn cho đầu tư phát triển, bội chi ngân sách Nhà nước đã tăng vọt so với con số dự toán, Chính phủ phải đề xuất nâng trần bội chi, khiến nhiều đại biểu Quốc hội lo lắng về kỷ luật ngân sách.

* Phó thủ tướng: Chính phủ không gánh nợ thay Vinashin

Nghị quyết của Quốc hội thông qua cuối năm ngoái quy định bội chi ngân sách năm 2013 không vượt quá 4,8%. Trong báo cáo Chính phủ trình Quốc hội đầu kỳ họp này, mức bội chi năm 2013 dự toán 5,3%. "Vậy con số chênh lệch như trên ai duyệt, ai quyết, Chính phủ lấy tiền từ đâu ra, là những câu hỏi cần phải trả lời, đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường đặt câu hỏi.

hut-thu-JPG-1563-1383151246.jpg

Đơn vị: tỷ đồng. Nguồn: Ủy ban Tài chính Ngân sách

Nhiều ý kiến phản ánh bội chi năm nay "vỡ kế hoạch" do thu ngân sách khó khăn, nhưng theo bà Nguyệt Hường, một vấn đề cũng đáng lưu ý là các khoản chi thường xuyên quá cao, đặc biệt là chi cho bộ máy. "Trong vòng 3 năm qua, chi thường xuyên tăng từ 53,9% lên 63%. Càng cải cách thì bộ máy ăn lương Nhà nước càng phình ra", bà Nguyệt Hường cho hay.

Quyết định nới trần bội chi đã được Ủy ban Tài chính Ngân sách tán thành nhưng nhiều ý kiến cho rằng đây vẫn là chủ đề làm nóng nghị trường trong phiên thảo luận hôm nay.

Liên quan đến quản lý vàng, đa số ý kiến nhận xét thị trường trong nước đã bước đầu được bình ổn, song vẫn chưa đạt mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới. Nợ xấu, nợ đọng trong nền kinh tế vẫn ở mức cao, cần thêm thời gian và nguồn lực để xử lý.

Tái cơ cấu nền kinh tế dù đã được triển khai tích cực nhưng vẫn chưa thu được những kết quả rõ rệt, nhiều ý kiến cho rằng việc thực hiện vẫn chủ yếu "trên giấy". Theo đó, tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm đầu tư công mời dừng ở việc kiểm soát chặt hơn nguồn đầu tư danh mục đầu tư chứ chưa ngăn chặn được từ gốc rễ trách nhiệm phê duyệt dự toán đầu tư quá mức cần thiết, kém hiệu quả.

Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đến nay đã cơ bản thực hiện xong việc tái cơ cấu 9 ngân hàng yếu kém, tuy nhiên nợ xấu vẫn còn ở mức cao và tình trạng sở hữu chéo chưa được giải quyết. Tái cơ cấu doanh nghiệp, trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng mới dừng ở sắp xếp, định hướng thoái vốn đầu tư ngoài ngành, kết quả mang lại từ quá trình này còn chậm, mà thực tế cho thấy để càng chậm thì hậu quả càng trầm trọng hơn.

Sang năm 2014, Chính phủ đặt mục tiêu tiếp tục củng cố, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, phục hồi nhịp độ tăng trưởng gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng và thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược. Trong đó, tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt khoảng 5,8%; Tỷ lệ bội chi ngân sách là 5,3% GDP; Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm khoảng 30% GDP; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng 7%.

Tuy nhiên, một số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 sẽ không cao hơn nhiều so với năm 2013 nên đề nghị chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng năm sau chỉ nên ở khoảng 5,5%, tránh tạo áp lực lên lạm phát.

Về ngân sách, đa số thành viên Ủy ban Kinh tế tán thành với đề xuất tăng bội chi, nhưng nhấn mạnh phần bội chi tăng thêm cần phải tập trung cho đầu tư phát triển với danh mục công trình cụ thể và có sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm hiệu quả cao nhất. Song, một số ý kiến không tán thành việc nới trần bội chi lên 5,3% GDP bởi như vậy sẽ ảnh hưởng tới an toàn nợ công và cân đối vĩ mô.

Phương Linh

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che