'Vũ điệu' giá vàng khiến đại gia Canada trượt dài ở Việt Nam
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2506
Hôm qua: 1745
Tổng số: 8929509
 

 
 

Cập nhật lúc: 6/13/2016 9:11:22 AM
Tập đoàn Besra đến từ Canada sở hữu một loạt các công ty khai thác vàng tại Việt Nam, trong đó có Bồng Miêu và Phước Sơn đang thua lỗ triền miên.

Giá vàng biến động mạnh những năm 2010-2015 cùng với chi phí vay nợ tài chính lớn đã khiến Tập đoàn Besra có trụ sở ở Toronto - Canada thua lỗ lớn tại Việt Nam.

Báo cáo của Viện Chiến lược ngân hàng, giai đoạn 2010-2012, giá vàng tăng mạnh, năm 2011 đạt đỉnh 1.895 USD mỗi ounce và cuối năm 2012 giảm xuống 1.657 USD. Sang năm 2013, kinh tế thế giới hồi phục đã đẩy giá vàng xuống mức 1.200 USD. Năm 2014, giá vàng dao động trong ngưỡng 1.230-1.330 USD một ounce. Năm 2016, giá tiếp tục xu hướng giảm dao động quanh mốc 1.200 USD.

vu-dieu-gia-vang-khien-dai-gia-canada-truot-dai-o-viet-nam

Có mặt ở Việt Nam từ lâu song những năm gần đây, việc thua lỗ nặng của Besra mới được tiết lộ.

Tổng doanh thu từ bán vàng của Phước Sơn và Bồng Miêu tăng nhanh qua các năm. Năm 2009, doanh thu đạt 16,4 triệu USD, năm 2010 đã tăng mạnh lên 36 triệu USD, năm 2011 doanh thu từ vàng đạt đỉnh lên 58,5 triệu USD. Tuy nhiên, mức lợi nhuận thu được lại khá bấp bênh, năm 2010 lỗ thuần trên 4 triệu USD.

2011 được coi là năm thành công nhất của đại gia Canada kể từ khi sang Việt Nam khai thác vàng. Cụ thể, Phước Sơn ghi nhận doanh thu vượt 39 triệu USD, lãi luỹ kế khoảng 10,2 triệu USD. Trong khi đó, Bồng Miêu lại tiếp tục điệp khúc lỗ luỹ kế tới 14 triệu USD, trong khi doanh thu chỉ đạt 19 triệu USD.

Bersa thay đổi chế độ kế toán tính theo niên độ từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, cũng từ đây lợi nhuận Phước Sơn sa sút chỉ còn khoảng hơn 29.000 USD, còn Bồng Miêu nâng lỗ luỹ kế lên mức 26,3 triệu USD, đơn vị kiểm toán đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp vàng này.

Đại gia này tiếp tục trượt dài khi số lỗ luỹ kế của Bồng Miêu và Phước Sơn lên tới trên 1.000 tỷ đồng, vượt xa so với vốn góp. Nợ ngắn cũng lên tới 2.500 tỷ đồng. Từ 2015 đến nay giá vàng tiếp tục giữ vững ở mức thấp 1.200 USD một ounce, dự kiến mức lỗ của công ty sẽ cao hơn nữa. Theo kiểm toán, nhiều thời gian đơn vị này phải tạm dừng sản xuất.

Vàng của Besra chủ yếu xuất khẩu nên sự biến động của thị trường vàng thế giới sẽ tác động lớn đến kết quả doanh thu và lợi nhuận của đơn vị này. Cuối năm 2014, tỉnh Quảng Nam bắt đầu truy thu thuế gần 400 tỷ đồng nợ từ năm 2012. Besra lý giải việc chậm nộp thuế là do giá vàng thế giới xuống quá thấp, khiến việc sản xuất bị lỗ theo. Năm 2012, vàng thành phẩm được bán với giá 1.700 USD một ounce nhưng năm 2015 chỉ còn khoảng 1.100 USD.

Thêm vào đó, việc đầu tư lớn, công tác thăm dò tốn kém, hàm lượng vàng trong quặng không ổn định, thuế tài nguyên tăng… khiến chi phí sản xuất cao hơn.

Tuy nhiên, ngay ở thời điểm giá vàng đạt 1.000-1.700 USD thì công ty lại sa sút lợi nhuận bất thường trong năm 2012 khiến dư luận nghi vấn. Thêm vào đó, dù lỗ triền miên song công ty này vẫn liên tục gia tăng sản lượng khai thác. Năm 2010, sản lượng bán vàng chỉ khoảng 827kg, đến năm 2013 đã bật lên 1,7 tấn, năm 2014 dự kiến tăng lên 1,85-2 tấn. Đặc biệt, mỏ Bồng Miêu lỗ luỹ kế gần 700 tỷ đồng, song công ty vẫn xin gia hạn giấy phép khôi phục hoạt động.

Dù hứa sẽ cứu công ty con tại Việt Nam, song suốt một thời gian dài, phía công ty mẹ vẫn chưa rót vốn để phục hồi sản xuất. Thực tế, Tập đoàn Besra Gold ở Canada cũng đang khặp khó khăn với khoản lỗ luỹ kế đến đạt 145 triệu USD, âm vốn chủ sở hữu nên việc giải cứu Phước Sơn và Bồng Miêu vẫn còn mờ mịt.

Đầu năm 2016, Besra Gold đã thực hiện gửi đề xuất tái cơ cấu, giãn nợ lên chính quyền thành phố Toronto. Công ty còn dự định niêm yết trên một trong các sàn chứng khoán Toronto, Australia…

Tập đoàn Besra là tập đoàn lớn có trụ sở tại Toronto (Canada) có quy mô lớn, sở hữu nhiều công ty con chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác vàng. Dù Phước Sơn và Bồng Miêu đều được đăng ký kinh doanh tại Việt Nam, song chủ sở hữu vốn lớn nhất của các đơn vị này lại được thành lập ở "thiên đường thuế".

Chẳng hạn, Phước Sơn thuộc sở hữu của Công ty New Vietnam Mining Corp  có đăng ký kinh doanh tại thiên đường thuế British Virgin Islands (BVI), hay như Bồng Miêu thuộc sở hữu của Formwell Holdings Limited cũng đến từ BVI. Ngoài ra, công ty sở hữu các công ty này đều đến từ đây. Mối quan hệ chồng chéo, phức tạp trong mô hình Tập đoàn Besra khiến dư luận đặt câu hỏi và chờ đợi sự minh bạch, công khai của công ty.

Mới đây, Phước Sơn và Bồng Miêu đã có văn bản gửi Bộ Tài Chính kiến nghị việc tính thuế tài nguyên không phù hợp khi chỉ khai thác quặng sau đó chế biến khép kín chứ không bán ra bên ngoài. Do đó công ty kiến nghị tính thuế tài nguyên nhưng giảm trừ các khoản chi phí chế biến, bán hàng… Trước đó, công ty này phải chịu thuế tài nguyên phải nộp = Giá bán vàng thỏi dore x thuế suất thuế tài nguyên. Đồng thời, Bồng Miêu cũng đề nghị áp thuế giá trị gia tăng 0%. Tuy nhiên, Tổng cục Thuế đã bác đề xuất.

Hiện nay, Besra phải đóng hơn 18 loại phí, thuế khác nhau, một số loại thuế suất cao so với các nước trong khu vực. Thuế thu nhập doanh nghiệp với kinh doanh vàng là 40-50%. Thuế tài nguyên vàng tăng lên 15%.

Theo: www.vnexpress.net

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che