Xuất khẩu than hiện không có lãi!
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 988
Hôm qua: 2264
Tổng số: 8881582
 

 
 

Cập nhật lúc: 5/4/2013 3:28:02 PM
Theo Bộ Công Thương, giá bán than xuất khẩu sau khi trừ thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng chỉ bù đắp chi phí.
Dự báo những tháng tiếp theo, tiêu thụ than vẫn khó khăn
Dự báo những tháng tiếp theo, tiêu thụ than vẫn khó khăn
Theo báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp tháng 4 của Bộ Công Thương, sản lượng than sạch tháng 4 ước đạt 3,9 triệu tấn, giảm 9,2% so với thực hiện tháng trước và giảm 1,7% so với tháng 4/2012.
 
 
Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng than sạch ước đạt 14,92 triệu tấn, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Tồn kho than tiêu chuẩn đến hết tháng 4 khoảng 5,9 triệu tấn (tăng 1 triệu tấn so với 3 tháng).
 
Về tình hình xuất khẩu, Bộ cho biết xuất khẩu than gặp khó khăn do giá và lượng than tiêu thụ trên thị trường thế giới giảm. Do cố gắng đàm phán để giữ giá nên kim ngạch xuất khẩu than đá tháng 4 ước đạt 1,0 triệu tấn, giảm 40,6% so với tháng 3 và giảm 20,6% so với tháng 4/2012. Tính chung 4 tháng ước đạt 5,2 triệu tấn, tăng 16,4% so với cùng kỳ.
 
Báo cáo của Bộ ghi rõ “Hiện nay, tỷ trọng than lộ thiên giảm, điều kiện khai thác hầm lò ngày càng xuống sâu nên giá thành sản xuất than tăng. Vì vậy, giá bán than xuất khẩu sau khi trừ thuế xuất khẩu và thuế giá trị gia tăng chỉ bùi đắp chi phí.”
 
Tại thời điểm quý I, nhằm đảm bảo đủ sản lượng xuất khẩu, hạ giá thành để vẫn có thể tiêu thụ được, ngành than đã phải tăng sản lượng khai thác ở các mỏ lộ thiên (có giá thành thấp), giảm sản lượng khai thác ở hầm mỏ (chi phí tốn kém hơn).
 
Tuy nhiên, trước đó trong cuộc họp báo sản xuất kinh doanh tháng 4, Phó tổng giám đốc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Văn Biên cho biết, đây chỉ là ứng phó nhất thời vì tỷ trọng than lộ thiên không nhiều để áp dụng biện pháp này lâu dài.
 
Còn đối với các hầm mỏ, việc hoãn chỉ tiêu sản lượng lại khiến cho người lao động thiếu việc làm, ảnh hưởng thu nhập, đồng thời cũng như không thể dừng lò được vì chi phí khởi động lại lò sẽ rất tốn kém.
 
Vinacomin đã đề xuất lên Chính phủ về việc áp mức thuế xuất khẩu than là 10% khi giá than bình quân (tính theo loại cám AHG) dưới 75 USD/ tấn; mức 15% khi giá từ 75-85 USD/ tấn và mức 20% khi giá trên 85 USD/tấn.
 
Theo Vinacomin, mức thuế xuất khẩu 10% đang áp dụng với Vinacomin thuộc mức thuế suất cao nhất thế giới trong khi các nước khai thác than lớn trên thế giới như Indonesia thì mức thuế là 0%, Mông Cổ, Australia là 3-4%.
 
Theo tính toán, chi phí hạ độ cao khai thác than hầm lò chiếm tới 4,5% giá thành sản xuất than nên mỗi khi xuống sâu hơn để khai thác, giá thành sản xuất than năm sau sẽ lại cao hơn năm trước. Dự báo thời gian tới, giá than thế giới vẫn ở mức thấp, nhiều chủng loại tiếp tục có dấu hiệu giảm sút so với quý I, do đó tình hình tiêu thụ than của Vinacomin càng tiếp tục khó khăn.
 
Khó khăn chồng chất, đơn vị này được Bộ Công Thương nhận định “Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, Vinacomin vẫn luôn thể hiện vai trò mũi nhọn của ngành”. Bởi hiện “Vinacomin đã chỉ đạo các đơn vị triệt để thực hiện các giải pháp thắt chặt chi phí, điều hành sản lượng than sản xuất - tiêu thụ giữa các đơn vị một cách hợp lý."
 
"Bên cạnh đó bám sát yêu cầu của thị trường, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng giao than và tiến độ giao hàng để ổn định sản xuất, đồng thời, tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương làm tốt công tác quản lý tài nguyên, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình trạng khai thác, chế biến và vận chuyển tiêu thụ than trái phép.”
 
 
 
Thanh Uyên

Theo Trí Thức Trẻ

 
Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che