Xuất khẩu thủy sản: Vượt qua tranh chấp để phát triển
Liên kết - đối tác
Số lượt truy cập
Hôm nay: 2079
Hôm qua: 1825
Tổng số: 8869714
 

 
 

Cập nhật lúc: 4/23/2014 6:59:58 AM
Chưa có ngành nào phải trải qua nhiều vụ kiện thương mại, tranh chấp như lĩnh vực thủy sản. Tuy nhiên, nếu vượt qua các tranh chấp này, thủy sản Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc.

Thiệt hại lớn...

Phát biểu tại hội nghị bàn về những giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã khẳng định: Thủy sản là một trong những mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam, phù hợp với chiến lược biển của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, “cơn bão” suy thoái kinh tế dường như không tác động nhiều đến sự phát triển của thủy sản, vì 3 năm trở lại đây, ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao. 

Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm; sản phẩm thủy sản Việt Nam tính đến tháng 9.2013 đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010 (với thị trường chính là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc). 

Ông Nguyễn Huy Điền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, đây cũng là lý do mà mặt hàng thủy sản của Việt Nam luôn phải đối mặt với những hàng rào kỹ thuật của các nước. 

Ông Doãn Công Khánh-Giám đốc Trung tâm Thương mại và môi trường (Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công Thương) cũng cho hay, mỗi năm Việt Nam thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu bị trả lại liên quan đến hàng rào chất lượng. Chẳng hạn, ở 3 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản thì Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản, cao hơn so với các nước nhập khẩu khác. 

Riêng thị trường EU và Mỹ, Việt Nam luôn đứng đầu trong số các nước bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản. Riêng thị trường Úc, Việt Nam đứng thứ 4. Đó là chưa kể các vụ kiện chống bán phá giá, khởi đầu với mặt hàng cá tra, basa và sau đó là mặt hàng tôm, từ phía Bộ Thương mại Mỹ, gây bất lợi và gây thiệt hại hàng triệu đô la.

Cần chủ động khi bị kiện

Những sự việc, những tranh chấp thương mại điển hình như các vụ kiện chống bán phá giá tôm đông lạnh, cá basa với Mỹ, và hàng loạt biện pháp kỹ thuật bảo hộ hàng hóa ngày càng gia tăng từ các thị trường EU, Nhật Bản, Nga… đã cho chúng ta nhiều bài học quý về tính chủ động khi tham gia giải quyết các vụ tranh chấp. 

 

Với trách nhiệm của mình, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ ngành liên quan có những giải pháp phù hợp để giải quyết những tranh chấp thương mại, xóa bỏ những rào cản kỹ thuật mà một số nước đã áp đặt lên một số mặt hàng thủy sản có ưu thế của Việt Nam. 

Bà Nguyễn Chi Mai – Trưởng ban Phòng vệ thương mại (Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương) cho biết, ngay trong năm 2014 một số nước nhập khẩu thủy sản viện nhiều lý do để đưa ra nhiều biện pháp kỹ thuật kiểm tra gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. 

Như mặt hàng tôm và sản phẩm chế biến từ tôm, Mexico lấy lý do dịch bệnh để tạm ngừng nhập khẩu, còn Nhật Bản thì kiểm tra ngặt nghèo chỉ tiêu Oxytetraxylin với mức giới hạn phát hiện (MRL) là 0,2ppm. Hay mặt hàng cá da trơn, Mỹ là thị trường lớn thì năm 2014 này Luật Nông nghiệp vẫn duy trì chương trình giám sát cá da trơn và áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam…

Ở các vụ tranh chấp thương mại, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan cùng phối hợp đã giải quyết thắng lợi một số vụ nhờ sự chủ động. Như cá da trơn, ngày 31.3.2014, Bộ Thương mại Mỹ phải kết luận giảm mức thuế nhập khẩu đối với cá tra và cá basa của Việt Nam. Hay với lệnh tạm ngừng nhập khẩu cá da trơn từ Việt Nam của Nga vào tháng 1.2014, Bộ Công Thương đã có những cuộc trao đổi trực tiếp với Đại sứ Nga và đang phối hợp với các bộ ngành, hiệp hội liên quan để cùng giải quyết…

Đáng kể nhất là mặt hàng tôm xuất khẩu phải đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá tại Mỹ, qua đấu tranh của Việt Nam vụ kiện này cũng nhanh chóng bị Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ phủ quyết vì cho rằng, việc trợ cấp này không ảnh hưởng đến ngành tôm nội địa. 

Đối với lệnh tạm ngừng nhập khẩu tôm của Mexico từ tháng 4.2013 đến nay, Bộ Công Thương đang tích cực phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại và đề xuất các biện pháp phối hợp với các bộ ngành liên quan giải quyết. 

Bên cạnh giải quyết các tranh chấp thương mại, Bộ Công Thương cũng hỗ trợ ngành thủy sản đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại.

Chính từ giải quyết tốt những tranh chấp thương mại và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, năm 2013 dù ngành thủy sản Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi đối mặt với nhiều vụ kiện, tranh chấp thương mại nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 6,7 tỷ USD, vượt mức dự báo là 6,5 tỷ USD. Năm 2014 này dự kiến sẽ tăng từ 2,5- 3,5%, ước đạt từ 6,9- 7 tỷ USD. 

Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn diễn ra. Một số doanh nghiệp hạ giá bán để cạnh tranh đã tự làm khó cho thủy sản xuất khẩu và gây nên các vụ tranh chấp thương mại tại thị trường nhập khẩu. Ngoài ra, ngày càng nhiều rào cản được dựng lên ở các thị trường xuất khẩu nhằm cản trở nhập khẩu, dẫn đến các vụ kiện chống bán phá giá tôm và cá tra, vụ kiện chống trợ cấp tôm

Bà Phan Thúy Hằng - chuyên viên Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT)

 

Theo: www.cafef.vn

Ý kiến bình luận
Tiêu đề
Nội dung
Họ và tên
Email
 (Chú ý: Những thông tin có (*) là bắt buộc.)
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ người tiêu dùng
0964 265 805
info@nutieudung.org

may nen khi truc vit 

 

nha xuong tien che