Kỳ sinh hoạt CLB lần thứ 4, ngày 30/11/2011, với chur đề " Luật ATVSTP - khó khăn & thuận lợi" do TS. Đào Thế Anh - GĐ TT,Phát triển Hệ thống nông nghiệp -Viên KHNN VN trình bày. Hội viên CLB đã giao lưu với diễn giả. Chúng tôi xin giới thiệu tổng lước các ý kiến Hỏi - Đáp về nội dung trên , tại buổi sinh hoạt CLB
Hỏi –Đáp về :
THỰC THI LUẬT ATVSTP-2012 : khó khăn & thuận lợi
- Câu 1: thức ăn đường phố theo luật phải cách xa tuy nhiên điều này là khó có thể làm được. ngoài ra ý thức ăn uống của người tiêu dùng của Việt Nam hiện nay rất kém, thường là theo “khoái khẩu” mà không quan tâm đến mất vsattp. Đây chính là nguyên nhân gây mất atvstp. Vậy theo luật ATTP 2010 đã có điều chỉnh gì để khắc phục hạn chế trên?
Trả lời: Theo Luật ATTP 2010 thì điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố: Điều kiện đảm bảo ATTP đối với nơi bày bán thức ăn đường phố là: (1) Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; (2) Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố là: (1) Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ rang; (2) Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; (3). Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; (4) Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; (5) Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; (6) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
* Về ý thức ăn uống của người tiêu dùng: tại Chương IX: THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM có nếu rõ mục đích của hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông về ATTP, cụ thể là: “Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm”. Qua đây cho thấy Luật ATTP 2010 đã rất quan tâm đến vấn đề nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm là: (1) Thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về an toàn thực phẩm; (2) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.; (3) Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; (4) Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác; (5) Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
- Câu 2: Ý thức của người sản xuất rất kém như: “phun Sơn lên cốm làng vòng” và cần phải giáo dục người sản xuất. Theo luât ATTP 2010 nhà nước có biện pháp gì để quản lý các trường hợp như trên?
Trả lời: Theo chương IX của Luật ATTP 2010 có quy định. đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm gồm cả “Người quản lý, điều hành các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống, sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; người dân khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”.
Để hạn chế vấn đề nêu trên trong Luật ATTP 2010 còn quy định chặt chẽ hơn về mức phạt vi phạm. “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật”. Điều này giúp tăng tính khả thi và tính răn đe trong xử lý vi phạm.
- Câu 3: Cách quản lý ATTP của nhà nước chưa thực sự hiệu quả như: “mua thịt lợn có dấu kiểm định nhưng vẫn không an toàn”, hoặc người quản lý không biết rõ nguồn gốc sản phẩm nhưng vẫn đóng dấu đã kiểm định cho sản phẩm hoặc các của hàng rau an toàn vẫn nhập sản phẩm rau ở ngoài chợ vào bày bán “treo đầu dê bán thịt chó”…vậy Luật ATTP 2010 đã quản lý vấn đề trên như thế nào để đạt hiệu quả?
Trả lời: tại điều 5 thuộc chương I (Những quy định chung) có quy định về: những hành vi bị cấm trong đó đã cho thấy những hành động trên của người sản xuất, kinh doanh hay người quản lý về ATTP đều đã vi phạm Luật ÂTTP và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy với đội ngũ cán bộ hiện nay thì chưa thể quản lý hết và tốt tất cả các vấn đề như trên nên thực tế vẫn có xảy ra những trường hợp vi phạm trên mà không bị phát hiện. Và để hoạt động quản lý Nhà nước về ATTP đạt hiệu quả cao thì trong Luật ATTP năm 2010 đã đề cao vai trò tham gia quản lý của người tiêu dùng vào trong công tác quản lý ATTP. Như:
Tại điều 9, chương II, Luật ATTP 2010 có nêu rõ trách nhiệm của người tiêu dùng là: “Kịp thời cung cấp thông tin khi phát hiện nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, khai báo ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm với Ủy ban nhân dân nơi gần nhất, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm”.
Tại điều 48. Chương VIII, Luật ATTP 2010 về chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm có nêu: “Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại”. Điều này thúc đẩy việc tham gia của người tiêu dùng trong việc phát hiện và đòi bồi thường đối với tổ chức vi phạm.
Nhìn tổng quát có thể thấy theo Luật ATTP 2010 muốn nhấn mạnh vai trò của người tiêu dùng là: (1) hỗ trợ thể chế quản lý Nhà nước trong việc phát hiện và loại bỏ những người sản xuất và tác nhân lưu thông, chế biến sở hữu sản phẩm không đạt chất lượng VSATTP. (2) gây sức ép lên thể chế quản lý Nhà nước thực hiện đầy đủ vai trò của mình và từng bước hoàn thiện các chuẩn mực về chất lượng VSATTP và hệ thống giám sát kiểm tra. (3) đào tạo, hướng dẫn tổ chức người tiêu dùng tham gia tích cực vào công tác quản lý ATTP. Trong nhiều trường hợp, người tiêu dùng đóng vai trò quyết định, đặc biệt là đối với thực phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng tự nguyên như GlobalGAP, VietGAP,....
- Câu hỏi 4: Máy rửa hoa quả, rau bằng ozone có thực sự có tác dụng trong việc đảm bảo ATTP không?
Trả lời: Tác dụng của khí ozone (O3): “ozone (O3) là chất có khả năng oxy hóa cực mạnh nên khi tiếp xúc với các phân tử thuốc bảo vệ thực vật sẽ bẻ gãy các phân tử này. Mặt khác, vì là một chất khí không bền nên ozone không tồn tại lâu trong không khí mà nhanh chóng chuyển hóa thành khí oxy giúp rau quả và thực phẩm tươi lâu hơn”. Như vậy khí ozone có thể dùng để diệt trứng sán, thuốc trừ sâu, vi khuẩn, nấm mốc…
Tuy nhiên có nhiều chuyên gia cho rằng: lạm dụng khí ozone trong vấn đề làm sạch rau quả cũng sẽ gây hại cho sức khỏe còn người.
Có thể tham khảo bài viết sau: Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi.
(http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenquocvong/080529_nguyenquocvong_maykhutrungozone.htm).
Khi sử dụng máy Ozone để ngâm/rửa rau quả, xin ông chú ý đến các điểm sau:
1. Ở dạng khí hay dạng hoà với nước, Ozone đều có khả năng giết được bào tử của nấm và vi khuẩn ở mặt ngoài rau quả, nhưng không khử trùng ở bộ phận hư thối đã có sẵn trên rau quả. Do đó sau khi ngâm/rửa rau quả xong xin sử dụng ngay, không cất trong tủ lạnh, vì làm như thế giả sử như rau quả có bị bệnh thì bệnh vẫn lây lan như thường.
2. Nếu sử dụng Ozone ở dạng pha nước, phải sử dụng nước sạch thì hiệu quả việc khử trùng mới cao. Một khi nước bị dơ hoặc sử dụng nước dơ, Ozone hoàn toàn không có tác dụng. Vậy xin sử dụng nước sạch để ngâm/rửa Ozone. Chỉ dùng nước Ozone cho lần ngâm/rửa cuối cùng và chỉ dùng nước nầy 1 lần.
3. Ozone có khả năng tiêu huỷ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc tiêu huỷ này nhanh chậm khác nhau tuỳ theo loại thuốc, có loại bị tiêu huỷ ngay trong vòng 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến 6 giờ mới tiêu huỷ hoàn toàn 100%. Vậy nếu nghi ngờ rau quả có dư lượng thuốc BVTV, nên ngâm trong nước Ozone ít nhất trên 30 phút.
4. Ozone là loại khí oxit-hoá mạnh nhất trong nhóm các loại khí khử trùng, nên ở nồng độ cao, Ozone có hại cho sức khoẻ của con người, nhất là đối với những người bị phổi yếu hoặc hen suyển. WHO quy định nồng độ an toàn của Ozone là < 0,06ppm trong 8 giờ. Khi ngửi được mùi hôi tanh của Ozone – là lúc nồng độ Ozone đã ở trên 0,02-0,05ppm - nên tránh xa ngay.
5. Vì oxit-hoá mạnh nên khí Ozone có thể làm hư hại, hoen gỉ tất cả các bộ phận trong nhà (ngoại trừ vàng và platinum) nếu bị rò rỉ. Vậy nên thường xuyên kiểm tra xem có bị rò rỉ không?
6. Ở nhiệt độ cao (không rõ bao nhiêu?) Ozone có thể phát nổ nếu có chất xúc tác thích hợp như đồng và crôm (chromium). Vậy nên lắp đặt máy Ozone ở nơi thông thoáng, mát mẻ.