Hàng loại vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và ngộ độc thực phẩm xảy ra trong thời gian qua đang làm cho người dân lo lắng và bức xúc . Người tiêu dùng lo ngại vì ăn gì cũng có nguy cơ bị ngộ độc hay sử dụng lâu cũng dễ bị ung thư .
Theo thống kê , mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000 đến 10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong . Ngà nước phải chi trên 3 tỷ đồng cho việc điều trị , xét nhiệm và điều tra nguyên nhân . Theo ông Nguyễn Thành Phong , cục phó Cục An toàn vệ sinh thực phẩm , tình hình ngộ độc thực phẩm hiện nay đã ở mức báo động . Tổng số người ngộ độc từ ngày 1/1/2007 đến nay đã là 3.140 người , 25 người bị tử vong .
Hàng loạt thông tin khiến người tiêu dùng giật mình : sudan có trong trứng , su dan có trong son môi , bột ớt , tương ớt , kem đánh tăng … (chất sudan có khả năng làm biến đổi cấu trúc gien và có khả năng gây ung thư ); phần lớn thực phẩm đường phố ăn ngay nhiễn vi sinh , nước giải khát lề đường không đạt tiêu chuẩn . Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hàm lượng cao hay các chất phụ gia : hàn the có trong giò . phân u rê . Hàn the , phoocmon có trong các loại thuỷ , hải sản , màu công nghiệp , đường hoá học trong thức ăn đường phố … Nước tương có hàm lượng 3MCPD vượt quá ngưỡng cho phép … Ngay trong một số siêu thị , nơi tưởng như là chỗ an toàn cho việc mua sắm của các bà nội trợ cũng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm , Các loại hoá chất trên có trong thực phẩm đều gây hại cho cơ thể . Chúng có thể gây ngộ độc ngay cũng có thể không phát bệnh tức thì mà tích tụ lại trong cơ thể , sau đó phát triển thành bệnh hiểm nghèo khó điều trị như ung thư , suy thoái hệ thống tim mạch , xơ gan . ăn gì hàng ngày đang là vấn đề làm đau đầu các bà nội trợ , đặc biệt là những người đang phải chăm con nhỏ , cháu nhỏ … Người tiêu dùng luôn có cảm giác không an toàn khi mua các loại thực phẩm . Ngay cả các cửa hàng trưng biển bán rau an toàn nhưng cũng không đảm bảo là có sạch thật hay không . Lại có truyện bi hài là có người bán rau để người mua tin là rau của minh an toàn đã bắt cả sâu bỏ vào rau , sâu an không sao thì chắc người an cũng không sao rồi !...
Những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày , hàng giờ , thêm vào hiện tượng hàng giả , hàng nhái chiểm tỷ lệ không nhỏ khiếm người dân thật khó để trở thành “ người tiêu dùng thông thái” . Trong khi đó , công tác quản lý , thanh tra , kiểm tra của chúng ta thường chỉ tiến hành theo kiểu ngắt quãng , phong trào hay chiến dịch . Bên cạnh đó việc xử lý cũng không đủ sức răn đe , vì vậy tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn tiếp diễn . Đối với hàng sản xuất , chế biến trong nước còn khó quản lý , huống hồ có rất nhiều loại thực phẩm , rau quả được nhập khẩu , nhập lậu mà không rõ nguồn gốc , không ai dám đảm bảo là có đạt chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không . Tình trạng đó làm cả xã hội bức xúc
Làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đang làm đau đầu các cơ quan chức năng . Vì lợi nhuận mà một bộ phận không nhỏ người sản xuất buôn bản thực phẩm đã không từ một thủ đoạn nào , gây nguy hại cho xã hội . Điều đó cũng có thể xem như một tội ác . Vì thế cần phải có biện pháp xử lý mạnh tay , kịp thời với những đối tượng vi phạm mới mong giảm bớt nguy cơ gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng . Ngành Y tê cần thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các ngành , các cấp , các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao vai trò , tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở , vệ sinh trang thiết bị , dụng cụ chế biến thực phẩm … để dảm bảo nguồn thực phẩm sạch phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân . Đồng thời tuyên truyền đến người sản xuất kinh doanh các văn bản quy phạm pháp luật , các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm … Kêu gọi người dân đấu tranh với mọi hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm , tẩy chay với cơ sở buôn bán vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm . Đây là vế đề đang cần cả xã hội chung tay góp sức vì sức khỏe của cả cộng đồng .
Lê Thi Uyển .