Để hỗ trợ và khuyến khích việc nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) nhằm phấn đấu tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em Việt Nam, ngày 27/2/2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 quy định về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nghị định đã quy định về trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh trong việc khuyến khích NCBSM, quy định trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và qui định việc quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Nghị định nghiêm cấm các hành vi quảng cáo sữa cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, thức ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi, bình bú với đầu vú nhân tạo và núm vú giả dưới mọi hình thức. Đối với các loại sữa cho trẻ từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi, việc quảng cáo phải đảm bảo các quy định về quảng cáo nhằm mục đích bảo vệ và khuyến khích NCBSM.
Hàng năm, Bộ Y tế đã tiến hành thanh tra, giám sát việc triển khai Nghị định 21 của Chính phủ tại các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại các tỉnh, Tp trong toàn quốc. Qua các đợt thanh tra cho thấy họat động tiếp thị sản phẩm s÷a cho trẻ dưới 12 tháng, các thực phẩm bổ sung cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi là tương đối phổ biến. Tuy nhiên có thể thấy con số phát hiện còn là khiêm tốn so với thực tế vì Bộ Y tế chỉ tổ chức các đợt thanh tra chính thống như vậy mỗi năm có một lần và hầu hết các ho¹t động thanh tra là thanh tra mở (các đơn vị bị thanh tra được báo trước). Hơn nữa, các đơn vị vi phạm ít được người tiêu dùng biết đến vì kết quả thanh tra chỉ là báo cáo nội bộ của Bộ Y tế. Vì vậy, kết quả thanh tra đã không tạo nên được một dư luận xã hội phản đối các họat động tiếp thị quảng cáo s÷a và thực phẩm cho trẻ có vi phạm. Và trên thực tế đã kh«ng có được sự tham gia của các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong giám sát việc thực thi nghị định 21 của các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phÈm s÷a/thực phẩm cho trẻ nhỏ.
· Xuất phát từ các lý do do trên, Vừa qua Bộ Y tế (Văn phòng Bộ & Vụ sức khỏe bà mẹ - trẻ em) đã phối hợp với Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ tiến hành giám sát và phát hiện các vi phạm Nghị định 21. Kết quả giám sát nhằm phát hiện và thông tin cho Bộ Y tế và dư luận những vi phạm Nghị định 21 về kinh doanh các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại Hà Nội.
- Thời gian tiến hành giám sát : 21 ngày kể từ ngày 23/2/2009.
Hoạt động này nhằmgiám sát việc thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 21/2006/NĐ của chính phủ, và tạo dư luận với các hành vi quảng cáo phạm luật , đồng thời thông tin cho các cơ quan chức năng của Bộ Y tế phát hiện và xử phạt các trường hợp vi phạm nghị định 21
Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi được tập huấn đã tham gia vào việc giám sát việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ trên b¸o chÝ, tËp san,, c¸c kªnh chÝnh cña §µi truyÒn h×nh TƯ và địa phương, chî, siªu thÞ, trung t©m th¬ng m¹i, c¸c héi th¶o…
Sau đó các phát hiện sẽ được gửi cho Bộ Y tế để tiến hành phân tích và thanh tra các trường hợp vi phạm được báo cáo. Đồng thời Câu lạc bộ người tiêu dùng nữ sẽ đưa các thông tin này trao đổi trên trang web của Câu lạc bộ. Các thông tin trao đổi trên trang web sẽ giúp cho người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ có lựa chọn đúng đắn trong việc NCBSM, không bị ảnh hưởng bởi các nội dung quảng cáo quá mức của các sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ. Hoạt động phối hợp này cũng mong muốn tạo nên được một dư luận xã hội phản đối các họat động tiếp thị quảng cáo s÷a và thực phẩm cho trẻ có vi phạm và tăng cường được sự tham gia của các tổ chức xã hội và quần chúng nhân dân trong giám sát việc thực thi nghị định 21 của các đơn vị sản xuất, chế biến và kinh doanh các sản phÈm s÷a/thực phẩm cho trẻ nhỏ.