Tổ chức ngày 14/12/2010 tại Hà Nội. Diễn giả : GS. Nguyễn Gia Khánh & PGS.TS Nguyễn thị Lâm - PVT Viện Dinh duỡng Quốc Gia
LỢI ÍCH PROBIOTIC TRONG SỮA CHUA
GS.TS.Nguyễn Gia Khánh
Probiotics - Thực phẩm tốt cho sức khỏe
Lợi khuẩn Probiotics vừa được nhắc tới vốn chưa được xem là thiết yếu đối với cơ thể con người như kiểu chất đạm, chất béo, tinh bột… Vì vậy, nếu hiểu được hết tầm quan trọng của nhóm lợi khuẩn này và bổ sung đều đặn cho cơ thể lợi khuẩn Probiotics mỗi ngày, chúng sẽ mang đến những lợi ích vượt trội cho sức khỏe.
Thực tế, mỗi ngày cơ thể con người phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh tật từ khói bụi ô nhiễm, thức ăn chứa chất độc hại, vi trùng - vi khuẩn có hại tràn lan… Để bảo vệ sức khỏe, các bác sĩ, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên nên chú trọng việc tập luyện sức khỏe, ngủ đủ giấc, hạn chế tối đa tiếp xúc với nguồn không khí, nguồn nước hay thức ăn ô nhiễm. Thêm một nhắc nhở quan trọng nữa là con người nên ăn những thức ăn tự nhiên, chứa các chất “đặc hiệu” giúp tăng cường miễn dịch. Trong danh sách nhóm thức ăn “đặc hiệu” này, đứng đầu có thể kể đến lợi khuẩn Probiotics.
Từ nhiều năm trước, trong quá trình điều trị các bệnh về táo bón, tiêu chảy và một số bệnh về đường ruột, nhất là viêm ruột, nhà dinh dưỡng học người Canada Louise Lambert - Lagacé (tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy về dinh dưỡng) đã thông báo kết quả đáng ngạc nhiên là sau vài tuần được chữa trị bằng lợi khuẩn Probiotics, nhiều bệnh nhân đã hết bị đầy hơi, sôi bụng, táo bón và tiêu chảy (bao gồm cả tiêu chảy do kháng sinh, do nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do cơ thể không hấp thu được sữa…). Đặc biệt, bà còn cho biết Probiotics giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin, sắt, canxi…
Điều này chứng tỏ tầm quan trọng đặc biệt của Probiotics trong việc nâng cao miễn dịch cho con người. Chúng ta đã biết, trong cơ thể người, đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất với khoảng 70-80% hệ miễn dịch được đặt tại đây. Đường ruột khỏe mạnh đồng nghĩa với sức đề kháng cũng theo đó tăng lên. Trong khi đó, việc bảo vệ cho đường ruột lại có thể thực hiện bằng một công thức đơn giản: Bổ sung cho cơ thể một lượng lợi khuẩn Probiotics đầy đủ. Nhóm lợi khuẩn Probiotics sẽ thực hiện vai trò như các dũng sĩ ngoan cường nơi “đầu sóng ngọn gió”, để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, thiết lập trạng thái hoàn hảo nơi hệ vi sinh đường ruột, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn, tăng cường tạo các kháng thể giúp nâng cao khả năng miễn dịch…
Bổ sung lợi khuẩn Probiotics bằng cách nào?
Ngày nay, các sản phẩm thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotic có lợi cho sức khỏe đã được nghiên cứu và sản xuất từ rất lâu ở Mỹ, Nhật và một số quốc gia ở Châu Âu như một số sản phẩm sữa chua, pho mát, kem. Các sản phẩm probiotic này có chứa lợi khuẩn Probiotics có lợi cho đường tiêu hóa, giúp hấp thụ thức ăn tốt hơn và tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thực phẩm có chứa Probiotics được định nghĩa là các sản phẩm thực phẩm có chứa vi sinh vật sống với một lượng đầy đủ và hợp lý đảm bảo mang lại lợi ích cho sức khỏe. Đây là một hướng mới trong chế biến thực phẩm hiện đại trên thế giới.
Tại Việt Nam, các thực phẩm có chứa lợi khuẩn Probiotics cũng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường như Sữa chua ăn Probi mới của Vinamilk. Những hộp sữa chua thơm ngon vốn đã biết đến như một nguồn thực phẩm cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nay còn được bổ sung thêm hàng tỷ lợi khuẩn, có thể giúp tăng cường miễn dịch một cách tự nhiên nhất.
Lợi khuẩn Probiotics có thể bảo vệ chúng ta bằng cách đơn giản nhưng đầy hiệu quả qua những thực phẩm đơn giản ấy. Duy trì thói quen mỗi ngày 2 hộp sữa chua ăn Probi có chứa lợi khuẩn Probiotics mỗi ngày sẽ giúp chúng ta cải thiện hệ thống miễn dịch, kiềm hãm sự phát triển của mầm bệnh, tăng sự dung nạp đường lactoza giúp tránh khỏi tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chống dị ứng và cả chống ung thư. Đây là những tác dụng tuyệt vời từ một loại thực phẩm dễ mua và dễ tìm!
KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm
Hiện nay, trên thị trường tình trạng nhiều nhà sản xuất sử dụng chất bảo quản trong chế biến thực phẩm đang trở nên phổ biến, nhất là đối với những thực phẩm sử dụng công nghệ lên men đóng gói sẵn.
Vậy Chất bảo quản là gì?
Chất bảo quản thực phẩm là chất phụ gia thực phẩm có vai trò ngăn ngừa hoặc kiềm chế sự hư hỏng của sản phẩm gây nên bởi hoạt động của nấm mốc, vi khuẩn hoặc các loại vi sinh khác.
Tác hại của chất bảo quản:
a. Tác hại của chất bảo quản trong thực phẩm:
Để giảm chi phí trong sản xuất một số nhà sản xuất đã gian dối sử dụng chất phụ gia công nghiệp (thay vì chất phụ gia thông thường sử dụng trong chế biến thực phẩm) để cho vào thực phẩm, dẫn đến gây ngộ độc cấp và mãn tính, gây ung thư, ảnh hưởng tới sức khoẻ về lâu về dài. Các chất phụ gia thường được sử dụng trong thực phẩm là chất bảo quản, phẩm màu và đường hoá học.
Các vấn đề về chất bảo quản nổi trội & đang ở mức báo động gần đây:
• Formol, hàn the trong phở, chả giò.
• Cháo dinh dưỡng có chứa hóa chất sodium benzoate và potassium sorbate, N. có tác dụng giúp cháo lâu bị chua.
• Hạt trân châu chứa chất tẩy trắng công nghiêp, polymer
• Thực phẩm khô chứa đầy chất bảo quản độc hại
• Chất bảo quản trong trái cây lâu tươi
• Bánh trung thu có chứa chất bảo quản
b. Tác hại của chất bảo quản đối với trẻ em:
• Tác hại của những chất phẩm màu và chất bảo quản không diễn ra ngay, mà có tác động từ từ, nên rất khó xác định mức độ gây hại của nó.
• Một nhóm các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số phẩm màu và chất bảo quản thực phẩm đối với trẻ em theo đơn đặt hàng của Chính phủ Anh và phát hiện ra rằng chúng có thể làm trẻ trở nên hung hăng hơn và lười suy nghĩ hơn, khó tập trung ý nghĩ hơn, dễ nổi cáu và rất khó ngủ.
c. Chất bảo quản trong sản phẩm sữa:
• Các sản phẩm sữa có chế độ xử lý nhiệt ôn hòa như thanh trùng, nếu điều kiện sản xuất và bao gói không đảm bảo vô trùng sẽ tạo điều kiện tốt cho vi sinh phát triển gây hư hỏng sản phẩm và làm rút ngắn thời hạn sử dụng của sản phẩm.
• Do đó, nhiều nhà sản xuất đã tìm đến giải pháp dùng chất bảo quản thực phẩm. Ví dụ trong sản xuất phomai và sữa chua, một số chất bảo quản như kali sorbat (E202); axit sorbic (E200), axit propionic (E280) thường được dùng với mục đích ngăn chặn và kiềm hãm phát triển của nấm men, mốc trong quá trình bảo quản và sử dụng.
• Tại Châu Âu, E202 được quy định là chất bảo quản, nhưng tại Việt Nam việc quy định chưa rõ ràng (E202 được quy định gộp là chất bảo quản, chất oxy hóa, chất ổn định) nên khiến nhà sản xuất vô tư sử dụng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe NTD.
Như vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe chỉ nên mua các loại Sữa chua có ghi rõ là không chất bảo quản trong thành phần và trên bao bì. Đồng thời, do không có chất bảo quản nên các sản phẩm sữa chua này được khuyến cáo phải luôn được giữ lạnh ở nhiệt độ 4-6o C trong suốt quá trình vận chuyển, phân phối và tiêu thụ.
Đặc biệt, nhờ áp dụng công nghệ lên men lactic theo cơ chế hoàn toàn tự nhiên, nên SCA Vinamilk không cần sử dụng chất bảo quản mà vẫn đảm bảo được hương vị thơm ngon trong suốt thời hạn sử dụng.
Sữa chua Vinamilk được sản xuất trên dây chuyền công nghệ khép kín & hiện đại từ khâu trộn nguyên liệu đến khâu rót hộp. Việc loại bỏ và tiêu hủy hoàn toàn các vi khuẩn gây hại, nấm men, nấm mốc được thực hiện bằng cách xử lý nhiệt nguyên liệu sữa. Phương pháp này được gọi là thanh trùng, vừa lưu giữ được giá trị dinh dưỡng và không làm thay đổi các đặc tính của sữa. Toàn bộ quy trình sản xuất được quản lý theo Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9001:2000 & đạt tiêu chuẩn HACCP - tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm hàng đầu hiện nay.
CHẤT BẢO QUẢN–SỮA CHUA VINAMILK